Chào Luật sư, Trước năm 1980; ba mẹ tôi và Bác hai của tôi có vào vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên; và có khai hoang 10 ha đất hoang. Sau đó miếng đất đó được chia làm 02 phần; ba mẹ tôi 4 ha và bác hai tôi 6 ha; khi chia có cấm cọc rõ ràng. Tuy nhiên do cơn bão vào cuối năm 2020 đã cuốn trôi hết tất cả các cọc nên đã làm mất phần tranh giới nên đã dẫn đến xảy ra tranh chấp. Được biết cho đến nay diện tích đất khai hoang ấy vẫn chưa được cấp sổ. Luật sư cho tôi hỏi tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đất khai hoang là loại đất được hình thành trong quá trình khai hoang bờ cõi Việt Nam để tiến hành quá trình phát triển kinh tế trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên khi khai hoang xong; nhiều người dân đã không tiến hành làm sổ đỏ cho miếng đất ấy từ đó dẫn đến những cuộc tranh chấp về đất đai sau này đã diễn ra.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết như thế nào? . Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
Đất khai hoang là gì?
Theo quy định tại Thông tư 52/2014/TT-BNNPTNT cũ thì:
Đất khai hoang là đất đang để hoang hóa, đất khác đã quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hay nói cách khác theo kiểu dễ hiểu; đất hoang là loại đất chưa được ai sử dụng; không thuộc sở hữu của ai; được con người khai phá trên phần diện tích đất tự nhiên; sau đó đưa vào sử dụng. Và việc sử dụng đất khai hoang không phải là việc sử dụng đất do nhà nước giao hoặc cho thuê.
Đất khai hoang không có giấy tờ là gì?
– Đất khai hoang không có một trong các giấy tờ sau đây sẽ được xác định là đất khai hoang không có giấy tờ:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa; Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất; Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất; mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất bao gồm:
+ Bằng khoán điền thổ.
+ Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
+ Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở; thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
+ Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.
+ Giấy phép cho xây cất nhà ở; hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.
+ Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.
+ Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở; đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.
- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?
Đất khai hoang được cấp sổ đỏ; khi đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 2 Điều 101 Luật Đất Đai năm 2013. Quy định cụ thể như sau:
– Đất được sử dụng ổn định trước ngày 1.7.2004.
– Đất sử dụng tuyệt đối không vi phạm pháp luật, chi tiết như sau:
- Không lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng khi Nhà nước công bố; cắm mốc hành lang bảo vệ.
- Sau khi Nhà nước công bố chỉ giới xây dựng; tuyệt đối không lấn chiếm lòng lề đường và vỉa hè sau khi
- Không lấn và chiếm đất sử dụng mục đích trụ sở cơ quan; công trình công cộng, công trình sự nghiệp khác.
- Không lấn, chiếm đất đã được Nhà nước giao; không thi tiền sử dụng đất cho những nông trường, lâm trường quốc doanh; trung tâm, trang trại, ban quản lý rừng; công ty nông nghiệp, lâm nghiệp
- Không lấn, chiếm đất chưa sử dụng hay trong trường hợp phải xin phép; mà đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý.
– Đất đai phải được uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt tại nơi đã có quy hoạch.
Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ là gì?
Theo quy định tại 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì:
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Như vậy tranh chấp đất khai hoang đất khai hoang không có giấy tờ là việc tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất khai hoang giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Nếu tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận; hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận; hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013; thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013.
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
– Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết; thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức; cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết; thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
– Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành
Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết như thế nào?
Bạn cần phải biết được rằng khi đất khai hoang có tranh chấp bạn sẽ không làm được sổ đỏ cho miếng đất đó.
b) Đất không có tranh chấp;
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013
– Nếu bạn muốn làm sổ đỏ cho mảnh đất khai hoang của bạn thì bạn cần giải quyết tranh chấp.
– Phương pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ; mà đảm bảo tình cảm láng giềng giữa bạn và gia đình hàng xóm; là hai bên nên tự thoả thuận với nhau.
– Tuy nhiên, khi 2 bên không thể tự thoả thuận được; thì có thể nhờ tới sự can thiệp của chính quyền.
Trước tiên, bạn cần làm thủ tục hoà giải ở địa phương xảy ra tranh chấp. Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 như sau:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được; thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; và các tổ chức thành viên của Mặt trận; các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày; kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Tuy nhiên theo Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì:
2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất; mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013; thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… ; thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã; phường; thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Như vậy đối với thủ tục hoà giải ở địa phương sẽ bắt buộc đối với trường hợp tranh chấp người nào có quyền sử dụng đất.
Trường hợp hoà giải tranh chấp đất khai hoang ở xã không thành, các bạn có thể thực hiện những thao tác tiếp theo như sau:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận; hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013; thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013.
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Trường hợp 1: Lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết; thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức; cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết; thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành
Trường hợp 2: Giải quyết tại Toà án
– Tranh chấp đất đai mà ở đây là tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ là loại tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà cụ thể ở đây là Toà án nhân dân cấp Huyện
– Tranh chấp về đất khai hoang là tranh chấp có liên quan đến bất động sản. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Đất đai 2013:
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Cho nên nếu muốn khởi kiện; bạn hãy nộp đơn tại Toà án nhân dân cấp Huyện nơi có bất động sản.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin vay vốn ngân hàng chính sách năm 2022;
- Mẫu đơn xin hỗ trợ vay vốn mới năm 2022;
- Cách cho vay tiền hợp pháp năm 2022;
- Đất ở nông thôn lên đất thổ cư có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; sổ xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Đơn khởi kiện theo mẫu;
– Giấy tờ nhân thân của người khởi kiện (bản sao căn cước công dân, bản sao chứng minh nhân dân, bản sao hô chiếu);
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của nguyên đơn và bị đơn (nếu có);
– Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
– Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
– Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ 6.000.000 đồng trở xuống: Án phí là 300.000 đồng
– Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: Án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
– Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: Án phí là 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
– Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: Án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
– Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: Án phí là72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
– Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 4.000.000.000 đồng: Án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
– Khi không có điều kiện đóng hết khoản tiền án phí vụ án để yêu cầu Toà án giải quyết thì chúng ta có thể sử dụng tạm ứng án phí.
– Mức tạm ứng án phí sơ thẩm đối với tranh chấp về đất khai hoang không có giấy tờ sẽ bằng 50% mức án phí nhưng không được thấp hơn 300.000 đồng.