Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của ởS Tài nguyên và môi trường?

03/09/2022
Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Sở Tài nguyên và môi trường?
429
Views

Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Sở Tài nguyên và môi trường? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Sở Tài nguyên và môi trường?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Sở Tài nguyên và môi trường là gì?

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo và các dịch vụ công về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài nguyên và môi trường?

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.

3. Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.

4. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt.

5. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế – kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Sở Tài nguyên và môi trường?
Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Sở Tài nguyên và môi trường?

Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Sở Tài nguyên và môi trường?

Tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý các chất được kiểm soát như sau:

– Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Viên và Nghị định thư Montreal, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về các chất được kiểm soát. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan:

+ Thực hiện quản lý các chất được kiểm soát theo điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà Việt Nam là thành viên; phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất HCFC, HFC theo giai đoạn và hằng năm;

+ Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát; trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục, hướng dẫn sử dụng các chất được kiểm soát và quy định về điều kiện sản xuất, sử dụng các chất được kiểm soát theo cam kết thực hiện điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Công bố, sửa đổi, bổ sung danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện kèm theo mã số hàng hóa thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở thống nhất với Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số hàng hóa;

+ Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến về đăng ký, báo cáo, phân bổ và quản lý hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát; kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia về quản lý các chất được kiểm soát;

+ Tổ chức việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia đối với Nghị định thư Montreal; phối hợp với cơ quan đầu mối của các quốc gia khác trong việc thực hiện các biện pháp tuân thủ Nghị định thư Montreal của Việt Nam;

+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đăng ký, báo cáo, sử dụng hạn ngạch; quản lý việc thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý các chất được kiểm soát;

+ Tổ chức thực hiện các nội dung được giao theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định này và các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý chất được kiểm soát.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Sở Tài nguyên và môi trường?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, đăng ký phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xây dựng và triển khai cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn quy định như thế nào?

Tại Điều 30 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định việc xây dựng và triển khai cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn quy định như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối quốc gia thực hiện các công ước, điều ước quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn có trách nhiệm chủ trì đàm phán xây dựng, triển khai thực hiện, cung cấp thông tin về tình hình thực hiện các cơ chế, phương thức hợp tác theo quy định của các điều ước quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, các tổ chức chính trị – xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác song phương, đa phương về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.

Bộ Công thương có trách nhiệm gì trong việc quản lý các chất được kiểm soát?

Tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc quản lý các chất được kiểm soát như sau:
– Bộ Công Thương chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch nhập khẩu, sản xuất đối với các chất được kiểm soát; có ý kiến về danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, hàng hóa xuất nhập khẩu theo điều kiện trong phạm vi quản lý.

Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường?

a) Chi cục Bảo vệ môi trường;
b) Chi cục Biển và Hải đảo (tùy điều kiện và yêu cầu thực tế UBND tỉnh xem xét, quyết định việc thành lập);
c) Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường;
d) Trung tâm Phát triển quỹ đất;
đ) Văn phòng Đăng ký đất đai;
e) Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường;
g) Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường;
h) Quỹ Bảo vệ Môi trường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.