Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài chính?

05/09/2022
Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài chính?
271
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Tú Thanh, hiện nay tôi thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng thủng tầng ô – dôn do khí thải công nghiệp gây ra. Hậu quả của hiện tượng này rất lớn nguy hại đến môi trường sống của cả trái đất, nhà nước ta liệu có biện pháp nào giúp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng này. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài chính không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài chính?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Sự cần thiết ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô – dôn

Về căn cứ pháp lý, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, yêu cầu “Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, bổ sung các quy định mới nhằm tạo môi trường pháp lý đầy đủ, khả thi, thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan”. Thực hiện Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại các nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó cần chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế xanh, kinh tế các-bon thấp, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Luật Bảo vệ môi trường quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó giao Chính phủ quy định chi tiết Điều 91 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Điều 92 về bảo vệ tầng ô-dôn và Điều 139 về tổ chức và phát triển thị trường các-bon.

Việc ban hành Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn nhằm sớm đưa các quy định của Luật Bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện các biện pháp nhằm thực hiện đóng góp về giảm phát thải khí nhà kính do Việt Nam cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), cơ sở quan trọng để quản lý các hoạt động phát thải khí nhà kính, tiền đề phát triển thị trường các-bon; thực hiện các biện pháp quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà Việt Nam tham gia là thành viên, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Về yêu cầu thực tiễn, trong đó, về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris, Việt Nam đã xây dựng Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) năm 2015, cập nhật năm 2020 và gửi Ban Thư ký UNFCCC. Theo đó đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU); mức đóng góp này có thể lên tới 27% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris.

Dự thảo Nghị định được xây dựng nhằm khắc phục những bất cập hiện nay trong công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, bao gồm thiếu các quy định cụ thể kiểm soát các chất làm suy giảm tầng ô-dôn; kiểm kê khí nhà kính; đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Về bảo vệ tầng ô-dôn, việc triển khai thực hiện Nghị định thư Montreal hiện ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực đối với các chất được sử dụng trong sản xuất điều hòa không khí, thiết bị làm lạnh, sản xuất xốp, dập cháy và kiểm dịch hàng xuất khẩu; đã loại trừ hoàn toàn được các chất CFC, Halon, CTC và nhiều chất đang được kiểm soát như HCFC, Methyl bromide. Tuy nhiên, hiện nay, nước ta đang phải đối mặt với xu hướng gia tăng sử dụng các chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao – các chất hydrofluorocarbon (HFC), là những chất được sử dụng để thay thế các chất làm suy giảm tầng ô-dôn trong sản xuất thiết bị lạnh, điều hòa không khí ô tô, thiết bị dập cháy… Theo đó, yêu cầu kiểm soát các chất bảo vệ tầng ô-dôn ngày càng trở nên cấp thiết nhằm thực hiện mục tiêu không tăng lượng tiêu thụ các chất này kể từ năm 2024 và giảm 80% lượng tiêu thụ vào năm 2045.

Việc ban hành Nghị định nhằm khắc phục những thiếu hụt và bất cập trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ tầng ô-dôn như thiếu các văn bản quy phạm pháp luật có tính hệ thống và các biện pháp quản lý hành chính, kỹ thuật cần thiết; hệ thống thông tin dữ liệu còn phân tán, gây khó khăn cho công tác quản lý và trong việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo trong nước và quốc tế. Nhận thức của xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng còn nhiều hạn chế.

Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài chính?

Theo Khoản 4 Điều 29 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:

4. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan:

a) Phối hợp quản lý, kiểm soát xuất nhập khẩu các chất được kiểm soát trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu hải quan về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu các chất và hàng hóa có chứa các chất được kiểm soát thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan đầu mối quốc gia để tổng hợp, xây dựng báo cáo quốc gia về việc thực hiện Nghị định thư Montreal tại Việt Nam trước ngày 30 tháng 01 hằng năm theo Mẫu số 08 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này và khi có đề nghị của cơ quan đầu mối quốc gia.

Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài chính?
Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài chính?

Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội?

Tại Khoản 5 Điều 29 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, theo đó:

5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ, chứng nhận cho đối tượng làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến các chất được kiểm soát trước ngày 31 tháng 12 năm 2022;

b) Lồng ghép nội dung liên quan đến các chất được kiểm soát trong quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực có liên quan;

c) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh và điều hòa không khí trước ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài chính?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát gồm những gì?

a) Đánh giá hiện trạng sử dụng, quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; dự báo xu hướng thay đổi; mục tiêu, lộ trình, chỉ tiêu của kế hoạch;
b) Loại và tổng lượng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo giai đoạn và theo lĩnh vực sử dụng;
c) Biện pháp quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin;
d) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, các bên liên quan trong tổ chức thực hiện, triển khai kế hoạch.

Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát bao gồm những gì?

Bromochloromethane;
Carbon tetrachloride (sau đây gọi tắt là CTC);
Chlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là CFC);
Halon;
Hydrobromofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HBFC);
Hydrochlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HCFC);
Methyl bromide;
Methyl chloroform.

Việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ các chất được kiểm soát phải đáp ứng yêu cầu như nào?

Có các thiết bị tối thiểu cho hoạt động thu gom các chất được kiểm soát bao gồm máy thu hồi, bình chứa thu hồi, bơm chân không, cân định lượng, thiết bị kiểm tra rò rỉ, đồng hồ đo áp suất và các dụng cụ an toàn;
Có kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu tại khoản 4 Điều này;
Có quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.