Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong giám định tư pháp lĩnh vực tài chính như thế nào?

09/08/2022
Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong giám định tư pháp lĩnh vực tài chính như thế nào?
314
Views

Giám định tư pháp về tài sản công và giám định tư pháp về tài chính doanh nghiệp là hai lĩnh vực vừa được Bộ Tài chính bổ sung trong quy định mới về giám định tư pháp.Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong giám định tư pháp lĩnh vực tài chính như thế nào?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

  • Thông tư 40/2022/TT-BTC

Các lĩnh vực giám định tư pháp trong hoạt động tài chính

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 40/2022 quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, trong đó đã bổ sung thêm hai lĩnh vực giám định tư pháp trong lĩnh vực này.

Theo thông tư này, giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính bao gồm tám lĩnh vực. Cụ thể là giám định tư pháp về kế toán, kiểm toán; giám định tư pháp về giá; giám định tư pháp về chứng khoán; giám định tư pháp về thuế; giám định tư pháp về hải quan; giám định tư pháp về tài sản công; giám định tư pháp về tài chính doanh nghiệp; giám định tư pháp về các lĩnh vực tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hai lĩnh vực giám định tư pháp được bổ sung thêm là giám định tư pháp về tài sản công và giám định tư pháp về tài chính doanh nghiệp.

Việc lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định phải phù hợp với đối tượng, nội dung trưng cầu giám định, đáp ứng các quy định tại Luật Giám định tư pháp, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến giám định tư pháp.

Về trình tự thực hiện giám định tư pháp: Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính triển khai thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung được trưng cầu giám định; thực hiện giám định; báo cáo kết quả hoặc đưa ra kết luận giám định theo hướng dẫn; việc lập đề cương giám định tư pháp được thực hiện trong trường hợp cử từ hai giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trở lên.

Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực phù hợp theo quy định nhằm phục vụ cho việc giám định.

Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính tối đa không quá ba tháng. Trừ trường hợp vụ việc giám định có từ hai nội dung giám định khác nhau trở lên; có tính chất phức tạp; khối lượng công việc lớn, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc phụ thuộc vào kết quả giám định của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn giám định tối đa không quá bốn tháng.

Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp lập hồ sơ giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập. Đồng thời phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.

Hồ sơ giám định tư pháp lĩnh vực tài chính gồm các tài liệu nào?

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về lập hồ sơ giám định tư pháp cụ thể như sau:

(1) Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính phải lập hồ sơ giám định tư pháp theo đúng quy định. Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính bao gồm các tài liệu sau:

– Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có).

– Văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp; c) Biên bản giao, nhận hồ sơ, tài liệu, đồ vật (nếu có); d) Đề cương giám định (nếu có);

– Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);

– Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;

– Quyết định thành lập Hội đồng giám định đối với trường hợp giám định lại lần thứ hai (nếu có);

– Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết luận giám định lại (nếu có);

– Tài liệu khác liên quan (nếu có).

(2) Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp lập hồ sơ giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập và phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.

Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong giám định tư pháp lĩnh vực tài chính như thế nào?
Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong giám định tư pháp lĩnh vực tài chính như thế nào?

Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong giám định tư pháp lĩnh vực tài chính như thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 25 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong giám định tư pháp như sau:

a) Thực hiện trách nhiệm liên quan đến việc tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, thành lập Hội đồng giám định theo quy định tại Thông tư này.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan căn cứ nội dung trưng cầu giám định tư pháp để trình Bộ cử giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại Thông tư này.

c) Hằng năm, trên cơ sở đề xuất khen thưởng của các đơn vị có liên quan, phối hợp với Vụ Thi đua khen thưởng kịp thời khen thưởng người giám định tư pháp có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp.

d) Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Thông tư này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong giám định tư pháp lĩnh vực tài chính như thế nào?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Lưu hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính thế nào?

Đối với quy định về lưu hồ sơ giám định tư pháp thì tại Điều 19 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định cụ thể như sau:
Việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp được thực hiện theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:
(1) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, người đầu mối của Tổ giám định tư pháp, Chủ tịch Hội đồng giám định lập hồ sơ giám định tư pháp là các cán bộ, công chức của Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp do mình thực hiện, trường hợp chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc thì phải bàn giao hồ sơ giám định tư pháp theo quy định tại Quy chế văn thư của Bộ Tài chính, Quy chế công tác lưu trữ của Bộ Tài chính, Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(2) Việc lưu hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính tại Sở Tài chính được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trình tự thực hiện giám định tư pháp như thế nào?

Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính triển khai thực hiện giám định như sau: Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung được trưng cầu giám định; thực hiện giám định; báo cáo kết quả hoặc đưa ra kết luận giám định theo hướng dẫn; việc lập đề cương giám định tư pháp được thực hiện trong trường hợp cử từ hai giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trở lên.
Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực phù hợp theo quy định nhằm phục vụ cho việc giám định.
Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính tối đa không quá 03 tháng, trừ trường hợp vụ việc giám định có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực tài chính trở lên hoặc có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc phụ thuộc vào kết quả giám định của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn giám định tối đa không quá 04 tháng.

Để trở thành giám định tư pháp theo vụ việc cần đáp ứng điều kiện gì?

– Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc:
+ Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
– Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
– Người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định của Luật này. Người giám định tư pháp theo vụ việc có quyền và nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6 và 7 Điều 11 của Luật này.
Theo đó, để trở thành người giám định tư pháp theo vụ việc, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam phải có đủ các tiêu chuẩn nêu trên

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Chưa phân loại

Comments are closed.