Trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội là gì?

19/08/2022
Trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội
1941
Views

Lâu nay mọi người thường nghĩ mạng xã hội là nơi để giải trí, những thông tin đăng tải lên mạng chỉ mạng tính chất hài hước, sẽ không trực tiếp tác động đến người khác và tới cộng đồng. Đây là quan điểm rất sai lầm, bởi một khi đã đưa thông tin trên mạng thì hiệu ứng lan tỏa của mạng xã hội sẽ rất lớn và không thể kiểm soát được. Hệ lụy lớn nhất đó là một xã hội hoang mang, mất phương hướng, mất lòng tin. Do đó, pháp luật đã ban hành ra những quy tắc khi người dân tham gia mạng xã hội. Vậy Trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội là gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật an ninh mạng năm 2018

Mạng xã hội là gì?

Theo tổng hợp trên Wikipedia, mạng xã hội với cách gọi đầy đủ là “dịch vụ mạng xã hội” (tiếng Anh là “social network service”) hay “trang mạng xã hội”, là nền tảng trực tuyến nơi mọi người dùng để xây dựng các mối quan hệ với người khác có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ,… hay có mối quan hệ ngoài đời thực.

Mạng xã hội có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, có thể được trang bị thêm nhiều công cụ mới, và có thể vận hành trên tất cả các nền tảng như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại thông minh.

Mục đích ban hành quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Thời gian qua, cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, việc sử dụng mạng xã hội đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của số đông người dùng mạng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nhiều người đã lợi dụng mạng xã hội để đưa ra có những quan điểm sai lệch, trái chiều hoặc đăng tải những thông tin không phù hợp ảnh hướng xấu đến dư luận xã hội.

Với mục đích tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; đồng thời, xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam, ngày 17/6/2021 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về việc ban hành Bộ quy tắc ứng trên mạng xã hội.

Quy tắc chung khi người dân tham gia mạng xã hội

Với mục đích phát triển mạng xã hội văn minh tại Việt Nam, xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội cho người dân khi sử dụng các dịch vụ mạng xã hội, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 17/6/2021 xác định 4 tiêu chí chung gồm: Tôn trọng, tuân thủ pháp luật; Lành mạnh; An toàn, bảo mật thông tin; Trách nhiệm.

Đây là các điều kiện cơ bản mà mỗi người dùng mạng xã hội cần lưu ý trước khi sử dụng mạng xã hội hay bất kỳ dịch vụ trực tuyến nào trên internet và kho ứng dụng số. Bởi đó vừa là biện pháp giúp họ tự vệ trước ma trận thông tin xấu, độc; vừa là giới hạn để không vi phạm các quy định pháp luật, tiêu chuẩn cộng đồng, và đạo đức xã hội.

 Dựa trên 4 tiêu chí trên, Bộ Quy tắc đưa ra các quy tắc cụ thể, tương ứng từng nhóm đối tượng áp dụng, với trọng tâm chính là các tổ chức cá nhân, dùng mạng xã hội. Đây là lượng người dùng phổ thông và đông đảo nhất, và hành vi của họ trên mạng xã hội là cơ sở để đánh giá ứng xử văn minh trên không gian mạng tại Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, hiện nay họ là đối tượng chịu tác động lớn nhất từ môi trường mạng xã hội thiếu lành mạnh khi các băng nhóm tội phạm, thế lực thù địch, tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Đảng, Nhà nước Việt Nam đều coi Facebook, YouTube, TikTok là “vũ khí tiến công” mới.

Vì vậy, các quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội hướng đến việc nâng cao tính tự giác và cảnh giác ngay từ khi tạo, đăng nhập tài khoản đến việc đăng tải, chia sẻ, bình luận. Để bảo đảm quyền lợi người sử dụng mạng xã hội, Bộ Quy tắc ghi nhận tài khoản cá nhân như “căn cước công dân” trên không gian mạng, và là tài sản hợp pháp, được bảo vệ.

Do đó, mọi tổ chức, cá nhân, cần thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội, và nhanh chóng thông báo đến cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ nếu tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng, sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì mỗi tổ chức, cá nhân còn phải thực hiện quy tắc riêng, cụ thể như sau:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước

– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước thực hiện nội dung theo mục 3 dưới đây.

– Thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội.

– Thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Đối với tổ chức, cá nhân

– Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.

– Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.

– Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.

– Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.

– Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

– Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước – con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.

– Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.

Trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội
Trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội

Mạng xã hội và trách nhiệm người dùng

Có thể thấy rõ hệ lụy từ những buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng từ tháng 3/2021. Bà Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Sự nhầm lẫn giữa tố cáo, khiếu nại có chứng cứ rõ ràng tới cơ quan chức năng với việc dựng chuyện, suy diễn, vu khống có tính hệ thống của bà Hằng đã tạo ra những tiền lệ tấn công, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác một cách rất nguy hiểm.
Việc khởi tố bà Nguyễn Phương Hằng cho thấy, pháp luật không có vùng cấm, mọi hành vi phạm pháp luật công khai, thách thức công luận sẽ bị trừng phạt thích đáng. Đồng thời, đây cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc cho những ai ảo tưởng về quyền lực, tự cho mình quyền thóa mạ, xúc phạm, đưa thông tin không có căn cứ về người khác.
Tuy nhiên, góp phần cổ vũ cho các hành vi sai trái của bà Nguyễn Phương Hằng là nhiều “fan cuồng” trên mạng xã hội và trực tiếp ủng hộ, tiếp tay cho bà Hằng, thậm chí coi bà là thần tượng, chỉ trích, tấn công những người lên tiếng phê bình, phản biện bà Hằng.
Hiện tượng nói trên cho thấy, một bộ phận người dân nhẹ dạ cả tin, dễ dàng nghe, tin theo những lời nói không có căn cứ, thậm chí a dua một cách mê muội. Đây là điều rất đáng lo ngại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hệ lụy nghiêm trọng, gây bất ổn xã hội.
Theo các chuyên gia, cần có sự vào cuộc, chung tay lên tiếng đấu tranh của rất nhiều cá nhân, tổ chức được trao quyền bảo vệ pháp luật cũng như quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân. Cơ quan báo chí, cơ quan hành pháp cần phải phối hợp lên tiếng, đấu tranh công khai, trực diện. Rõ ràng hiện tượng này vì kéo dài trong nhiều tháng đã tạo ra hệ lụy rất lớn, một bộ phận xã hội cho rằng việc chửi rủa, chà đạp người khác trên mạng xã hội là việc bình thường.
Để lập lại trật tự, các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh mẽ, dùng pháp luật để quản lý xã hội và quản lý trên không gian mạng. Cùng với đó tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật, định hướng dư luận, tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống cho người dân, xây dựng lối văn hóa ứng xử trên mạng xã hội…

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng áp dụng quy tắc ứng xử trên mạng xã hội?

Bộ Quy tắc áp dụng cho 03 nhóm đối tượng, bao gồm: Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội; Tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại việt Nam.

Quy tắc chung khi tham gia mạng xã hội?

Các nhóm đối tượng nêu trên phải thực hiện theo 04 quy tắc chung:
+ Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật (tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân);
+ Quy tắc Lành mạnh (hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam);
+ Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin (tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin);
+ Quy tắc Trách nhiệm (Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật).

Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước có trách nhiệm gì khi tham gia mạng xã hội?

– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước thực hiện nội dung theo mục 3 dưới đây.
– Thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội.
– Thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.