Hiện nay, xảy ra rất nhiều trường hợp khi bên giao hàng thực hiện giao hàng đã xảy ra sự cố với hàng hóa, khi đơn hàng đến với người nhận thì hỏng hóc mất mát. Vậy pháp luật hiện nay quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên giao hàng khi hàng hóa bị hư hại như thế nào? Hãy cùng phòng tư vấn luật dân sự của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Khái niệm về hợp đồng vận chuyển tài sản
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Ngoài ra, theo quy định tại điều 233 luật thương mại 2005; quy định về hoạt động logistic có bao gồm cả hoạt động vận chuyển hàng hóa, như sau:
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên giao hàng
Căn cứ điều 541 bộ luật dân sự 2015; quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên giao hàng như sau:
Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng
Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra, điều 237 luật thương mại 2005; cũng quy định cụ thể về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên giao hàng ( kinh doanh dịch vụ logistics) như sau:
+ Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
+ Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
+ Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
+ Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;
+ Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
Giới hạn trách nhiệm bồi thường của bên giao hàng
rách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật liên quan. Các văn bản này sẽ quy định cho từng hoạt động cung cấp dịch vụ logistics. Ngoài ra, các bên trong hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics có thể thỏa thuận với nhau về trách nhiệm nếu pháp luật có liên quan đến hợp đồng cung cấp không quy định. Trường hợp không có văn bản pháp luật liên quan quy định, các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận thì luật thương mại 2005 quy định về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics như sau:
+ Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
+ Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.
Lưu ý: Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Xem thêm:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng?
- Miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng thương mại theo quy định hiện hành.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
– Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.
Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
– Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn.
– Giao tài sản cho người có quyền nhận.
– Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
– Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.