Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Bùi Hoàng Tuấn, hiện nay tôi đang làm nhân viên cho một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch. Tiền lương mà tôi nhận được dựa trên số lượng các đơn hàng tôi chốt được. Chính vì vậy mà tôi đang có chút băn khoăn liên quan tới việc đóng BHXH của bản thân, không rõ nếu công ty trả lương tôi theo sản phẩm như vậy thì sẽ đóng BHXH ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi trả lương theo sản phẩm đóng BHXH như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Chúng tôi với đội ngũ có trình độ chuyên môn sâu rộng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề “Trả lương theo sản phẩm đóng BHXH như thế nào?” thông qua bài viết này:
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Trả lương theo sản phẩm là gì?
Lương theo sản phẩm là hình thức trả lương mà người sử dụng lao động thực hiện cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm ra và đơn giá sản phẩm được giao. Yêu cầu bắt buộc là người sử dụng lao động phải xây dựng định mức khoán sản phẩm cho người lao động trong một đơn vị thời gian nhất định và xác định đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm.
Tiền lương của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm hợp lệ mà họ đã sản xuất ra và được người sử dụng lao động chấp nhận và đơn giá tiền lương mà người sử dụng lao động áp dụng vào sản phẩm đó. Nếu người lao động làm nhiều sản phẩm, đơn giá càng cao thì tiền lương của họ càng cao.
Được trả theo định kỳ thời gian, có thể theo ngày, tháng hoặc năm, tuy nhiên thông thường là theo tháng làm việc của người lao động.
Hiện nay có những loại lương theo sản phẩm nào?
Lương theo sản phẩn trực tiếp cá nhân:
+ Là hình thức trả lương được xác định căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một sản phẩm được người sử dụng lao động quy định.
+ Ưu điểm của hình thức này là khuyến khích tăng năng suất lao động, dễ dàng tính tiền lương, người lao động chủ động tính tiền lương của mình;
+ Nhược điểm là sự cạnh tranh cao, chạy theo lợi ích cá nhân mà hạn chế lợi ích tập thể.
Lương theo sản phẩm tập thể:
+ Là hình thức trả lương được áp dụng cho những công việc do nhiều người cùng thực hiện hoặc những loại công việc không xác định được kết quả cho mỗi cá nhân. Điều kiện áp dụng hình thức này trước hết phải xác định được số tiền mà cả nhóm được nhận hoặc đơn giá cho từng sản phẩm mà cả nhóm thực hiện.
+ Ưu điểm là tính thống nhất trong tính lương, ý thức trách nhiệm, tính đoàn kết;
+ Nhược điểm là sự ỷ lại trong quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể, đôi khi có sự bất công bằng giữa người làm nhiều và người làm việc ít.
Lương theo sản phẩm gián tiếp:
+ Là hình thức trả lương dành cho những người lao động phụ, số tiền họ nhận được phụ thuộc vào kết quả sản xuất của người sử dụng lao động chính.
+ Hạn chế là người lao động không có tính sáng tạo, không chủ động trong công việc do sự phụ thuộc vào người lao động chính.
Lương theo sản phẩm có thưởng:
+ Là hình thức tính theo số lượng sản phẩm đã hoàn thành cộng với số tiền thưởng do vượt mức chỉ tiêu, năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt hoặc tiền phạt khi chất lượng sản phẩm không tốt.
+ Ưu điểm của hình thức này tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất, kích thích sự sáng tạo, năng lực bản thân, khiến cho sản phẩm có chất lượng, cũng như có trách nhiệm hơn với công việc.
+ Hạn chế là sự cạnh tranh cao, khiến cho người lao động sẵn sàng vì lợi ích cá nhân để “dẫm đạp” lên lợi ích của cá nhân khác.
Trả lương theo sản phẩm đóng BHXH như thế nào?
Hiện nay hình thức trả lương theo sản phẩm đã quá phổ biến, tuy nhiên nhiều người lao động vẫn chưa thể nắm rõ được việc đóng Bảo hiểm xã hội quanh hình thức trả lương đó. Và để có thể hiểu rõ việc trả lương theo sản phẩm đóng BHXH như thế nào thì căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 85 và khoản 5 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
…
5. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
…
Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
…
“5. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
…“
Lưu ý: Việc đóng BHXH ở đây chỉ bao gồm các khoản đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, không tính đến các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Đối với người lao động: Mức đóng = 8% mức tiền lương tháng đóng BHXH.
Đối với người sử dụng lao động: Mức đóng = 17% quỹ tiền lương đóng BHXH.
Trong đó:
Tiền lương tháng đóng BHXH = (tiền lương của 1 sản phẩm x số lượng sản phẩm ước tính một ngày NLĐ làm ra) x số ngày làm việc của tháng đó.
Ghi chú: theo hướng dẫn tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP và Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, tính theo công thức nêu trên, quy định rằng 1 tháng người lao động đó ít nhất phải làm được số sản phẩm theo quy định đã được xây dựng, được thỏa thuận cụ thể tại hợp đồng lao động.
Khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.
– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.
– Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.
– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trả lương theo sản phẩm đóng BHXH như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo đơn hợp thửa đất,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Làm sao biết công ty nợ BHXH hay không?
- Trạm y tế có cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH không?
- Công ty nợ bảo hiểm xã hội rút BHXH 1 lần được không?
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
(Khoản 1 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)