Giấy phép lái xe có thể được làm giả rất tinh vi nhằm phục vụ cho một số mục đích xấu. Chính vì vậy, việc tra cứu giấy phép lái xe là điều vô cùng cần thiết. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu giấy phép lái xe that hay giả nhanh nhất. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT
Tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả
Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người, cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy điện, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác. Tuy nhiên bên cạnh đó không phải cá nhân nào cũng có thể nhận dạng được đó là bằng lái xe thật hay giả, nội dung tiếp theo của bài viết sẽ cung cấp cho bạn cách tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả
Cách tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả
Bước 1: Tiến hành truy cập trang thông tin giấy phép lái xe trên trình duyệt bằng link Trang Thông Tin Điện Tử Giấy Phép Lái Xe.
Bạn nhìn về phía góc trên, bên phải màn hình. Tại đây có khung nhập để tra cứu giấy phép lái xe.
Bước 2: Nhập lần lượt đầy đủ các thông tin:
– Loại GPLX: Chọn mục tương ứng với bằng lái xe bạn đang cần kiểm tra:
- GPLX PET (có thời hạn): Bao gồm các loại bằng lái xe hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.
- GPLX PET (không thời hạn): Bao gồm các loại bằng lái xe hạng A1, A2 và A3.
- GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): Nếu bằng lái của bạn được cấp trước tháng 7 năm 2013, giấy phép lái xe cũ bằng giấy ép nhựa bên ngoài.
– Số GPLX: Là dãy số đỏ ngay bên dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE/DRIVER’S LICENSE. Nhập đầy đủ dãy số bao gồm cả các ký tự chữ (nếu có).
– Ngày/tháng/năm sinh:
- Đối với bằng lái xe vật liệu PET, bạn nhập ngày sinh theo cú pháp: yyyyMMdd (nghĩa là năm – tháng – ngày viết liền nhau). Ví dụ: Bạn sinh ngày 19/02/1993 thì nhập vào dãy số 19930219.
- Đối với bằng lái giấy cũ thì chỉ cần nhập vào năm sinh. Ví dụ: Bạn sinh ngày 20/11/1980 thì nhập vào số 1980.
– Nhập mã bảo vệ: Mã bảo vệ gồm 5 ký tự nằm phía trên nút Tra cứu.
Bước 3: Nhấn Tra cứu, sau đó kiểm tra kỹ các thông tin được hiển lên, bao gồm: Họ tên, số Seri, hạng, ngày trúng tuyển, ngày cấp, ngày hết hạn và nơi cấp.
– Nếu mọi thứ đều đúng thì bằng lái là bằng thật, đã được cập nhật thông tin lên dữ liệu của Tổng cục đường bộ. Nếu sau này có mất, hư hỏng cả bằng và không còn hồ sơ gốc thì chủ sở hữu bằng vẫn được cấp lại mà không cần phải đi thi mới.
Còn trường hợp thông tin tra cứu không giống với thông tin GPLX bạn đang có thì có thể đó là bằng giả.
– Nếu báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập” thì có thể bạn đã nhập sai thông tin. Bạn kiểm tra lại tất cả thông tin, chỉnh sửa rồi bấm Tra cứu một lần nữa nhé!
– Nếu vẫn báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập”, mặc dù các bạn đã làm đúng mọi bước theo hướng dẫn trên thì có 2 trường hợp:
- Nếu thực sự bạn hoặc cá nhân mà bạn đang tra cứu có tham gia thi bằng lái xe thì có thể thông tin chưa được cập nhật lên hệ thống, việc cần làm của bạn là liên hệ lại Sở Giao thông vận tải mà bạn hoặc người bạn cần tra cứu đã thi trước đây, yêu cầu cập nhật thông tin bằng cách đọc đúng họ tên, số chứng minh nhân dân (CMND) và số GPLX. Nếu bạn liên hệ qua điện thoại thì sau khoảng 5 phút thông tin sẽ được cập nhật. Tuy nhiên, nếu không đủ dữ liệu để cập nhật thì bạn phải mang hồ sơ gốc + GPLX gốc + CMND tới trực tiếp để đối chiếu.
- Nếu không tham gia thi GPLX với đầy đủ bài lý thuyết và bài thực hành và Sở Giao thông vận tải không có dữ liệu về bằng lái đó thì chắc chắn bằng lái bạn đang tra cứu là bằng giả.
Trên đây là nội dung tư vấn đến bạn đọc Tra cứu giấy phép lái xe that hay giả
Bằng lái xe nào có thời hạn?
Theo Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe. Trong đó, bằng A1, A2, A3 là không có thời hạn. Tất cả các loại bằng còn lại chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định.
– Bằng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam;
(Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp);
– Bằng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp;
– Bằng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Như vậy, trừ bằng cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh (A1, A2, A3), các loại bằng khác phải xin đổi trước khi hết thời hạn sử dụng.
Trường hợp quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Theo khoản 3 Điều 36 Thông tư này, đối với người có bằng lái quá thời hạn sử dụng trên 03 tháng sẽ phải thi sát hạch lại để được cấp lại giấy phép lái xe. Cụ thể,
– Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết;
– Quá hạn từ 01 năm trở lên phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Như vậy, người lái xe cần lưu ý thời hạn bằng lái của mình. Nếu sắp hết hạn cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ cần thiết để xin đổi bằng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cao điểm tuần tra xử lý vi phạm giao thông
- Để vật liệu ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông bị xử lý thế nào?
- Quy định chi tiết về bật đèn xe khi tham gia giao thông
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Tra cứu giấy phép lái xe that hay giả”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ logo công ty, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, thủ tục xin phép bay flycam, và giải thể công ty tnhh 1 thành viên… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định các cơ quan dưới đây có thẩm quyền cấp bằng lái xe:
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).
– Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).
Người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.