Trả công người làm bằng ma túy bị xử phạt như thế nào?

29/11/2021
Trả công người làm bằng ma túy bị xử phạt như thế nào?
405
Views

Và Y Xí là vợ hai của Già Chống Lầu, cả con chung, con riêng và 3 đứa con nuôi, tổng cộng 14 đứa. Khác với ông chồng già nua, ốm yếu thì Và Y Xí khá tháo vát, lanh lợi. Những đứa con lớn đã ra ở riêng, vợ chồng Và Y Xí đã già nên không đủ sức làm rẫy nữa, trong khi rẫy lại nhiều, đành phải thuê người làm, cứ mỗi ngày trả công cho người làm 50.000 đồng.

Một lần tình cờ gặp người Lào, được đề nghị bán hộ gói ma túy trị giá 50 triệu đồng, Và Y Xí nảy sinh một kế hoạch mới. Xí bảo với chồng, trả công cho người làm rẫy bằng ma túy vừa không phải trả tiền mặt, vừa khiến họ phải làm công cho nhà mình mà không thể chê ít tiền rồi bỏ sang làm cho nhà khác.

Trả công người làm bằng ma túy bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng luật sư X giải đáp nhé!

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Ma túy là gì?

Ma túy xưa nay vẫn luôn là một vấn nạn xã hội nhức nhối bởi tính nguy hiểm của nó. Bất chấp những cố gắng của cơ quan chức năng, ma túy vẫn tồn tại. Thậm chí còn được biến tấu theo những phương cách hết sức đa dạng. Gần đây báo đài đưa tin rất nhiều về những vụ án ma túy. Từ những người mở đại lý ma túy trong nhà vệ sinh để qua mắt lực lượng chức năng. Mới đây, báo đài lại tiếp tục đưa tin về một vụ việc khác. 

Theo Tổ chức Liên Hợp Quốc: Ma túy là “Các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng”.

Cũng theo tổ chức y tế thế giới: Ma túy theo nghĩa rộng nhất là “Mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái được đòi hỏi, để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”.

Luật Phòng, chống ma tuý số 73/2021/QH14 của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 30/3/2021, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, cũng đưa khái niệm về chất ma túy như sau: Chấy ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.

Đồng phạm

Như trong trường hợp vụ án nêu trên, Già Chống Lầu được xác định là đồng phạm. Vậy đồng phạm là ai?

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Dấu hiệu cấu thành tội phạm

Mặt chủ thể:

Những người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy. Trong trường hợp này, hai bị cáo đều đã lớn tuổi. Họ để là những người có nhận thức và đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự. 

Tuy nhiên có một điểm lưu ý. Hai bị cáo là người dân tộc, kiến thức pháp luật còn hạn chế. 

Mặt khách quan:

Người phạm tội có những hành vi biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan. 

Mặt chủ quan:

Rõ ràng người phạm tội biết hành vi của mình là trái pháp luật. Họ biết hành vi của mình sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Tuy nhiên, họ vẫn muốn thực hiện hành vi đó bằng mọi cách.

Mặt khách thể:

Hành vi này đã xâm phạm đến trật tự xã hội nói chung mà pháp luật bảo vệ. Cụ thể là chế độ quản lý của Nhà nước về việc mua bán chất ma túy.

Trả công người làm bằng ma túy bị xử phạt như thế nào?

Trong trường hợp trên, cũng có thể xác định đây là sự mua bán chất ma túy. Hai bên đã thỏa thuận giao kết với nhau một loại hợp đồng giao dịch. Trong đó, người làm sẽ bán sức lao động cho bị cáo. Đồng thời, có thể nói bị cáo mua sức lao động và trả bằng ma túy. Nên đây cũng có thể coi là hành vi mua bán chất ma túy. 

Khung 1

1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Khung 2

2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;               

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Mua bán với 02 người trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

o) Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm n khoản này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300  gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

Khung 4

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù  chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05  kilôgam trở lên;

b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng  75 kilôgam trở lên;

d)  Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

Khung 5

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cuối cùng, trong trường hợp này, hai bị cáo bị xử phạt tù. Bị cáo Và Y Xí bị xử với mức 20 năm tù. Còn đồng phạm Già Chống Lầu bị xử phạt 17 năm tù. Đây có thể nói là một mức hình phạt cao cho các bị cáo. Nhìn chung, mức phạt cho các tội về ma túy là vô cùng nghiêm khắc. Điều này phù hợp vì mức độ nghiêm trọng của ma túy là không thể đong đếm được. 

Hi vọng rằng khung hình phạt nặng này sẽ là một cách để răn đe mọi người tránh xa tệ nạn nguy hiểm này . 

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: 

Trả công người làm bằng ma túy bị xử phạt như thế nào?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thười hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Hình phạt là gì?

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân đó.

Hình phạt chính bao gồm những gì?

Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;   
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời