Tôn giáo ở Việt Nam còn tồn tại những mặt tiêu cực gì
Bên cạnh tác động tích cực, biến đổi tôn giáo ở Việt Nam cũng có tác động tiêu cực không nhỏ tới phong tục, tập quán của người Việt Nam, để lại những hệ lụy cho văn hóa dân tộc. Cùng với sự sôi động của đời sống tôn giáo, nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu cũng có cơ hội hồi sinh mạnh mẽ. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Tôn giáo ở Việt Nam còn tồn tại những mặt tiêu cực gì?
Cơ sở pháp lý
Những mặt tiêu cực còn tồn tại trong tôn giáo ở Việt Nam
Với Phật giáo, sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng xu thế thế tục hóa đã làm cho nhiều phong tục, tập quán truyền thống được dung chứa trong sinh hoạt Phật giáo dần trở nên biến dạng, sai lệch.
Phong tục đi lễ chùa đầu năm, tục phóng sinh có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những phong tục này đang bị thực hành một cách sai lệch, biến tướng. Rất nhiều người không còn quan tâm đến ý nghĩa thực sự của việc đi lễ chùa đầu năm, của việc phóng sinh, ăn chay,.. mà thực hành các phong tục đó theo phong trào và mang tính hình thức. Mùa lễ hội đầu năm, người người, nhà nhà đi lễ chùa để cầu đủ thứ theo nhu cầu trần tục, chen chúc, xô bồ. Nghi lễ phóng sinh hiện nay cũng được thực hiện theo phong trào, cho có lệ mà quên mất ý nghĩa thực sự của nó. Vào mỗi mùa Vu lan, nhiều người đến chùa phóng sinh chim, cá; khi phóng sinh song, chim, cá lại bị bắt trở lại và đem bán tiếp. Chính vì vậy, sau một số nghi lễ phóng sinh của nhà chùa, chim, cá không những không được cứu mạng mà còn chết hàng loạt.
Sự biến động tôn giáo đã hình thành thị trường tôn giáo với các loại hình dịch vụ tâm linh. Điều đó có thể nhận thấy rất rõ trong hoạt động sôi động của Phật giáo. Sự huyên náo của các loại dịch vụ như vàng mã, cầu an, cầu siêu, trừ ma, trừ tà, bốc bát hương, xem hướng nhà, hướng bếp,… nở rộ ở nhiều địa phương, gây tốn kém tiền của của xã hội. Sinh hoạt Phật giáo ở một số nơi đang bị biến tướng với những hoạt động tiêu cực, có tác động rất xấu tới đời sống xã hội. Hiện tượng dâng sao, giải hạn ở một số chùa khu vực miền Bắc hay hiện tượng cúng oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng gần đây gây ra nhiều hệ lụy xấu cho Phật giáo và cho xã hội.
Các nghi lễ tang ma ở một bộ phận người dân cũng được phục hồi khá rườm rà, tốn kém với nhiều thủ tục như xem ngày, kén giờ, giải trùng tang, lập đàn cầu siêu, cúng lễ linh đình có sự trợ giúp của các nhà tu hành Phật giáo với mức chi phí không hề nhỏ. Ở thành phố Hải Phòng, gần chục năm nay đã hình thành dịch vụ dẫn vong với sự tham dự rất cầu kỳ của Phật giáo và đã từng có đám tang nhà chùa nhận làm dịch vụ tổ chức trọn gói lên đến 150.000.000 đồng.
Việc thực hành đức tin của tín đồ Công giáo Việt Nam cũng có những biến đổi nhất định và cũng có những tác động tiêu cực nhất định tới đời sống của đồng bào. Theo giáo lý Kitô giáo, Đức Maria và các thánh không có quyền ban ơn mà chỉ có vai trò “cầu bầu” làm trung gian giữa Thiên Chúa và tín đồ, nhưng với người Công giáo Việt Nam, Đức mẹ Maria từ lâu đã được tôn xưng là Thánh Mẫu với lòng thành kính vô hạn. Những năm gần đây, một bộ phận người Công giáo Việt Nam cũng có chiều hướng sùng kính Đức Mẹ một cách thái quá theo chiều hướng mê tín dị đoan.
Tác động tiêu cực nhất của sự biến đổi tôn giáo đối với phong tục, tập quán truyền thống của người Việt Nam là sự phát triển và tác động của đạo Tin lành đối với phong tục tập quán truyền thống của đồng bào DTTS. Nhiều giá trị tốt đẹp trong phong tục tập quán truyền thống của đồng bào đã bị ảnh hưởng thậm chí bị loại bỏ hoàn toàn. Chẳng hạn, với người Mông, thờ cúng tổ tiên, thờ thần bản mệnh cộng đồng, dòng họ,… là một trong những tín ngưỡng truyền thống, là chất keo cố kết mọi thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng thông qua việc thực hành các nghi lễ cúng tế. Tuy nhiên, với bộ phận người Mông theo đạo Tin lành, do sự khác biệt trong đức tin nên các nghi lễ nói trên đều bị xóa bỏ và được thay thế hoàn toàn bằng các nghi lễ tôn giáo. Kết quả khảo sát gần đây cho thấy, chỉ có 4,4% người Mông theo đạo Tin lành ở khu vực Tây Bắc còn thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên, có tới 95,6% không thực hiện.
Ở khu vực Tây Nguyên cũng đã từng xảy ra tình trạng tương tự như khu vực Tây Bắc, thời kỳ đầu, khi mới từ bỏ niềm tin truyền thống để đi theo Tin lành, đa phần đồng bào các DTTS cũng đoạn tuyệt hoàn toàn với văn hóa truyền thống, gây nên những đứt gãy văn hóa, làm phai nhạt bản sắc văn hóa tộc người, làm mất dần bản sắc Tây Nguyên
Hiện tượng tôn giáo mới liên quan đến thờ cúng Vua Hùng, thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc xuất hiện ngày càng nhiều, một mặt như muốn khẳng định, tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc, nhưng mặt khác những hiện tượng này cũng có tác động xấu tới văn hóa, phong tục, tập quán và đạo đức xã hội. Ở một số địa phương, tín đồ theo các hiện tượng tôn giáo mới nói trên đã dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, gây xung đột, mất đoàn kết trong gia đình, dòng họ.
rong trào lưu của các hiện tượng tôn giáo mới, xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mang tính phản văn hóa, phi nhân tính có tác động cực kỳ tiêu cực đối với văn hóa, đạo đức, với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Hiện tượng giáo phái Tốc Phạ ở Thuận Châu, Sơn La hay hiện tượng Chân Không của Lưu Văn Ty một thời là những ví dụ điển hình. Hiện nay, các hiện tượng tôn giáo mới như Hà mòn, Amí sa rí ở Tây Nguyên với nhiều biểu hiện mê tín dị đoan cũng đã và đang có những tác động tiêu cực tới đời sống văn hóa xã hội của đồng bào các DTTS. Hay gần đây nhất là sự phát triển của Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ tại nhiều tỉnh thành trong cả nước hay Tịnh thất bồng lai – Thiền am bên bờ vũ trụ dấy lên hồi chuông báo động về những tác động tiêu cực của các hiện tượng tôn giáo mới đối với văn hóa, phong tục, đạo đức truyền thống của dân tộc trong thời kỳ mới. Hoặc hoạt động của nhóm người tu theo pháp môn lạ gây nên cái chết cho hai người ở Bình Dương cũng cho thấy, hiện tượng tôn giáo mới không chỉ có tác động xấu đến văn hóa, phong tục, đạo đức truyền thống mà còn có tác động xấu đến an ninh, trật tự xã hội.
Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
Căn cứ theo điều 64 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 được quy định như sau:
– Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Quy định của pháp luật về xử lý cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ
Căn cứ theo điều 65 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 được quy định như sau:
Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm sau đây;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
– Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;
– Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Có thể bạn quan tâm
- Lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo trục lợi bị xử lý như nào?
- Việc cấp cho tổ chức cơ sở tôn giáo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định thế nào?
- Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 ban hành ngày 18/11/2016
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Tôn giáo ở Việt Nam còn tồn tại những mặt tiêu cực gì”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, công chứng ủy quyền tại nhà, phí dịch vụ công chứng tại nhà…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
– Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
– Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
– Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
– Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
– Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
– Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
– Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
– Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Luật này.