Tội mua bán người qua biên giới xử lý thế nào?

05/08/2022
Tội mua bán người qua biên giới
592
Views

Thời gian qua, tội phạm mua bán người chúng có những hành động tinh vi nhằm lừa lọc để buôn bán người đặc biệt đối tượng lại là mua bán phụ nữ, trẻ em. Hành vi “buôn bán” này đang có diễn biến phức tạp là hiện tượng nhức nhối ở nước ta hiện nay. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tội mua bán người qua biên giới” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm

Tại Điều 3 Nghị định thư Palermo của Liên hiệp quốc ngày 15/11/2000 mà Việt Nam tham gia ký phê chuẩn quy định khái niệm về buôn bán người như sau: 

“a) “Buôn bán người ” có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng  việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức, lô lệ hay những hình thức tương tự lô nệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể.

b) Sự chấp thuận của một nạn nhân của việc buôn bán người đối với sự bóc lột có chủ ý  được nêu ra trong khoản (a) của điều này là không thích đáng nếu bất kỳ cách thức nào nêu trong khoản (a) đã được sử dụng.

c) Việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận một đứa trẻ nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là “Buôn bán người” ngay cả khi việc này được thực hiện không cần dùng đến bất kỳ cách thức nào được nói đến trong khoản (a) điều này;

d) “Trẻ em” có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi.”

Như vậy, tội mua bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như quyền tự do, quyền con người, … coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận.

Các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người

  • Khách thể

Về mặt khách thể, tội mua bán người xâm phạm đến quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác. Đối tượng tác động của tội phạm chính là con người.

  • Mặt khách quan

Về mặt khách quan, mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

c) Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c nêu trên.

  • Mặt chủ quan

Về mặt chủ quan, người phạm tội thực hiện tội mua bán người với lỗi cố ý với mục đích là nhận tiền, tài sản hoặc lợi vật chất khác hoặc để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

  • Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội mua bán người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tội mua bán người qua biên giới

Tội mua bán người qua biên giới
Tội mua bán người qua biên giới

Căn cứ theo Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội mua bán người như sau:

“Điều 150. Tội mua bán người

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;”

Hậu quả của hành vi mua bán người

Tội mua bán người phải chịu những hậu quả sau:

– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
  • Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
  • Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức.
  • Vì động cơ đê hèn.
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
  • Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Đối với từ 02 người đến 05 người.
  • Phạm tội 02 lần trở lên.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Có tính chất chuyên nghiệp.
  • Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
  • Đối với 06 người trở lên.
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Như vậy, căn cứ theo Điều 150, Bộ luật Hình sự 2015, hành vi mua bán người phải sẽ chịu những hậu quả theo các quy định trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tội mua bán người qua biên giới”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, dịch vụ công chứng giấy tờ tại nhà, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Kẻ mua bán người thường sử dụng những thủ đoạn nào để thực hiện hành vi phạm tội?

Thủ đoạn phạm tội của bọn mua bán người hết sức đa dạng và tinh vi, nhưng phổ biến nhất vẫn là các thủ đoạn sau:
– Lợi dụng phụ nữ, trẻ em ở các vùng nôn thôn nghèo, có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thất nghiệp bằng việc hứa tìm việc làm thích hợp ở thành phố với mức lương ổn định, sau đó tìm mọi cách đưa qua biên giới để bán cho các chủ chứa hoặc các tổ chức tội phạm ở nước ngoài.
– Lợi dụng sự sơ hở trong quy định pháp luật, nhất là trong tư vấn môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, tham quan du lịch, thăm thân, đi hợp tác lao động, xuất nhập cảnh… để lừa gạt đưa phụ nữ ra nước ngoài bán.
– Lợi dụng chính sách mở cửa và hội nhập của nước ta để làm quen, tạo mối quan hệ thân thiện với phụ nữ, trẻ em, thậm chí muốn đi tới hôn nhân với người Việt Nam sau một thời gian quan hệ, hứa hẹn, tạo lòng tin, lừa nạn nhân đi du lịch nước ngoài, bán cho bọn buôn người.
– Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin như Internet, điện thoại di động để thiết lập các đường dây đưa phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài để bán; tổ chức các chuyến du lịch tình dục xuyên quốc gia.
– Thuê phụ nữ để sinh con, rồi bán cả mẹ lẫn con.
– Giúp đỡ gia đình phụ nữ, trẻ em trả các khoản nợ, cho vay tiền, tài sản hoặc đẩy nạn nhân vào cảnh nợ nần, túng quẫn rồi đe dọa ép buộc nạn nhân phải theo chúng.

Các yêu tố cấu thành tội phạm buôn bán người?

– Chủ thể của tội mua bán người:
Người từ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự đều là chủ thể của loại tội phạm này.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015.
Những người chưa thành niên phạm tội này thường ở vai trò đồng phạm.
– Khách thể của tội mua bán người:
Xâm phạm đến quyền tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ.
– Mặt khách quan của tội mua bán người: 
Thể hiện ở hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi, mua bán người như một thứ hàng hóa. Việc mua bán người thể hiện bằng việc sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây: Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác: Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện một trong các hành vi nêu trên.
– Hậu quả của hành vi mua bán người là con người bị đem ra mua bán, trao đổi như hàng hóa, danh dự nhân phẩm bị trà đạp, bị cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục. Nếu người phạm tội đã thực hiện một số hành vi như tìm kiếm người, liên hệ nơi bán, mua, thỏa thuận giá cả, nơi giao nhận… nhưng vì nguyên nhân nào đó ngoài ý muốn mà họ không thực hiện được việc mua bán người thì đó là trường hợp phạm tội chưa đạt. Người thực hiện các hành vi nêu trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.