Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xâm phạm đến chế độ sở hữu được Bộ Luật hình sự bảo vệ. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng nhiều thủ đoạn lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm (trên cơ sở hợp đồng và sự tin tưởng nhân thân) của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Người có hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý, với mục đích muốn chiếm đoạt được tài sản.
Sau khi đã nhận được tài sản của người khác một cách hợp pháp, người thực hiện vi phạm mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý.
Trong đó, thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
Ngoài ra, người không dùng thủ đoạn gian dối mà sau khi đã nhận được tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức chiếm đoạt tài sản thì cũng là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Khoản 1 Điều 175 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Theo quy định trên, người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 04 triệu trở lên hoặc dưới 04 triệu nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà tái phạm… thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt chính lên đến 20 năm tù.
Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu tài sản.
Về mức phạt hành chính
Người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 04 triệu đồng và không thuộc trường hợp bị xử lý hình sự, có thể bị phạt hành chính về hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Theo đó, người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt hành chính từ 01 – 02 triệu đồng theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Mặt khách quan tội phạm
Hành vi của Điều 175 Bộ luật Hình sự quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm hai trường hợp sau:
Chiếm đoạt tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản,…bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc cố tình không trả lại tài sản đó khi đến hạn mặc dù có điều kiện, khả năng để trả lại.
Sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê…vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:
- Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 04 triệu đồng trở lên;
- Chủ thể đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt;
- Chủ thể đã bị kết án về tội chiếm đoạt hoặc về tội được quy định tại Điều 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) và chưa được xóa án tích;
- Tài sản chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Hậu quả: thiệt hại về giá trị tài sản đã bị người phạm tội chiếm đoạt tài sản.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội trong trường hợp này là lỗi cố ý.
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Mục đích là chiếm đoạt tài sản. Mục đích này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên ngoài mục đích chiếm đoạt tài sản người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt tài sản.
Chủ thể tội phạm
Ngoài dấu hiệu về năng lực trách nhiệm hình sự, chủ thể của tội phạm này được quy định phải là người đã được chủ tài sản tín nhiệm giao cho tài sản nhất định.
Cơ sở giao tài sản là hợp đồng, việc giao và nhận tài sản hoàn toàn ngay thẳng. Ví dụ như:
- Sử dụng (hợp đồng vay, thuê, mượn);
- Bảo quản (hợp đồng trông giữ, bảo quản);
- Vận chuyển (hợp đồng vận chuyển);
- Gia công (hợp đồng gia công chế biến);
- Sửa chữa (hợp đồng sửa chữa)
Khách thể tội phạm
Xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào?
- Tội cướp giật tài sản xử lý thế nào theo quy định pháp luật hình sự
- Lập vi bằng lừa đảo bán nhà chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?” Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính chất công khai về hành vi khách quan của chủ thể. Trong đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có; hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.
Chủ thể của tội cướp giật tài sản là những người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự; và đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
Những người từ đủ 16 tuổi trở lên; và có năng lực trách nhiệm hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản. Những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; có năng lực trách nhiệm hình sự chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản; thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2,3,4 Điều 171 Bộ Luật Hình sự.