Thưa luật sư, tôi rất mong luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc sau. Hiện nay, tuy xã hội ngày càng phát triển nhưng tình trạng giết con mới đẻ vẫn xuất hiện nhiều. Gần đây nhất, ngay cạnh nhà tôi có trường hợp do trầm cảm sau sinh người mẹ đã dìm chết đứa con mình mới đẻ được 05 ngày. Vậy tội giết con mới đẻ bị xử lý như thế nào? Tội này nặng nhất bị đi tù mấy năm? Tôi xin cảm ơn luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Giết con mới đẻ là hành vi giết người?
Giết con mới đẻ là hành vi của người mẹ. Do ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Nhằm tước đoạt mạng sống một cách trái pháp luật đối với đứa con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, dẫn đến hậu quả là đứa trẻ chết.
Cấu thành tội phạm
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chính là người mẹ sinh ra đứa trẻ. Như vậy, nếu mẹ nuôi thực hiện hành vi này sẽ không cấu thành tội giết con mới đẻ. Pháp luật quy định như vậy là bởi chỉ có người mẹ ruột mới có trạng thái, tâm lý không bình thường do tác động của của việc sinh con. Có thể đấy cũng chính là lý do coi giết con mới đẻ là trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tội giết người.
Tuy nhiên, người mẹ phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hay đang trong hoàn cảnh đặc biệt. Như vậy, vì một lý do nào khác mà người mẹ giết đứa con mới đẻ cũng sẽ không thuộc tội phạm này.
Khách thể
Khách thể bị tội phạm này xâm hại là quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng đã được Hiến pháp 2013 ghi nhận.
Đới tượng bị xâm phạm ở tội phạm này phải là đứa trẻ do chính người mẹ sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi. Như vậy, nếu đứa trẻ lớn hơn 07 ngày tuổi mà người mẹ giết con mình sẽ không được coi là giết con mới đẻ mà sẽ thuộc tội giết người.
Mặt chủ quan
Người phạm tội giết con mới đẻ luôn thực hiện phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm tuy nhiên vẫn muốn tước đoạt tính mạng của đứa trẻ.
Động cơ phạm tội của việc giết con mới đẻ là do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu hay hoàn cảnh khách quan đặc biệt.
Trên thực tế, việc xác định yếu tố này không đơn giản. Ta có thể hiểu tư tưởng lạc hậu là các tư tưởng cũ, không phù hợp với tư tưởng xã hội hiện đại ngày nay. Ví dụ giết con mới đẻ do ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ,… Còn hoàn cảnh đặc biệt có thể là không có khả năng nuôi con như mắc bệnh hiểm nghèo,…
Mặt khách quan
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi tước đoạt mạng sống. Biểu hiện dưới dạng hành động như: bóp cổ, dìm xuống nước,… Hay thể hiện dưới dạng không hành động như không cho đứa trẻ ăn uống,…
Hậu quả là đứa trẻ chết.
Mối quan hệ nhân quả: đứa trẻ chết là do hành vi tước đoạt mạng sống do người mẹ thực hiện chứ không phải lý do nào khác.
Tội giết con mới đẻ bị xử lý như thế nào?
Tội giết con mới đẻ được xử lý theo quy định tại Điều 124 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo đó, tội giết con mới đẻ thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng. Chỉ có một khung phạt duy nhất là phạt tù từ 06 tháng cho đến 03 năm.
Như vậy đối với tội phạm này chỉ có một hình phạt duy nhất là tù có thời hạn. Các hình phạt khác như cảnh cáo, phạt tiền không được áp dụng. Không có hình phạt bổ sung.
Người khác có thể bị xử lý về tội giết con mới đẻ không?
Chủ thể đặc biệt của tội phạm này là người mẹ ruột của đứa trẻ. Nghĩa là người mẹ đó ở trong trạng thái vừa sinh con, do ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt mà thực hiện hành vi giết con mình.
Tuy nhiên, trường hợp chủ thể khác có thể là bất kỳ ai cũng có thể bị xử lý về tội giết con mới đẻ, cụ thể như sau:
Chủ thể thực hiện 01 trong các hành vi tổ chức; xúi giục hay giúp sức để người mẹ thực hiện hành vi giết con mới đẻ. Thì chủ thể này có thể bị xử lý về tội giết con mới đẻ; dưới dạng là đồng phạm cùng thực hiện hành vi; với vai trò là người tổ chức, người xúi giục hay người giúp sức. Trong đó:
- Người tổ chức có thể là người chủ mưu (đề xuất âm mưu; đường lối và phương pháp phạm tội;…); là người cầm đầu hay người chỉ huy thực hiện phạm tội.
- Người xúi giục là người có hành vi kích động; dụ dỗ; thúc đẩy dẫn đến người khác nảy sinh ý định phạm tội hoặc không chần chừ mà thực hiện phạm tội.
- Người giúp sức là người tạo điều kiện vậy chất; tinh thần cho việc phạm tội; ví dụ như góp ý; chỉ dẫn; hứa hẹn che giấu người phạm tội;…
Trường hợp chủ thể khác như bố đẻ; mẹ nuôi;… tự mình thực hiện hành vi giết đứa trẻ mới đẻ sẽ không thỏa mãn cấu thành tội giết con mới đẻ; mà sẽ cấu thành tội giết người và bị xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 123 về tội giết người dưới 16 tuổi.
Hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính đối với những tội phạm nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình phạt chính. Mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng nhiều hình phạt bổ sung; nếu không bị áp dụng hình phạt chính thì Tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ.
Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự 2015; sửa đổi, bổ sung 2017, các hình phạt bổ sung bao gồm:
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định
- Cấm cư trú
- Quản chế
- Tước một số quyền công dân
- Tịch thu tài sản
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính
- Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính
Giải quyết vấn đề
Như vậy, người mẹ sinh ra đứa trẻ mà thực hiện hành vi giết con mới đẻ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 124 Bộ luật hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, người phạm tội sẽ áp dụng hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; không có hình phạt bổ sung. Hình phạt cao nhất có thể bị áp dụng là 03 năm tù giam.
Video Luật sư X đề cập đến tội giết con mới đẻ
Có thể bạn quan tâm
- Tội giết người bị xử lý như thế nào?
- Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ?
- Bỏ rơi trẻ em mới sinh sẽ phải chịu những hình phạt nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Tội giết con mới đẻ bị xử lý như thế nào theo quy định? . Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật hình sự 2015, có hai khung hình phạt như sau:
Thứ nhất, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm;
Thứ hai, có thể bị tù giam từ 03 tháng đến 07 năm.
Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự 2015; Bố đẻ bắt cóc con bán sang Trung Quốc bị đi tù từ 03 đến 10 năm hoặc phạt tù chung thân. Đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, khung hình phạt tuỳ theo mức độ nghiêm trọng.
Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015; tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi; mà người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân và hình phạt cao nhất là tử hình.