Tội đánh người không gây thương tích năm 2022

28/07/2022
Tội đánh người không gây thương tích năm 2022
518
Views

Cố ý gây thương tích là tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự. Hành vi đánh người mà không gây thương tích có thuộc tội này không? Trong bài viết “Tội đánh người không gây thương tích năm 2022” Luật sư 247 sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan vấn đề theo quy định tại Bộ Luật hình sự 2015 và các luật liên quan.

Căn cứ pháp lý

Đánh người không gây thương tích là gì?

Đánh người không gây thương tích là hành vi dùng vũ lực tác động đến cơ thể người khác nhưng không gây tỉ lệ thương tích (tỉ lệ thương tích là 0%)

Hành vi đánh người gây thương tích dù là cố ý hay vô ý; đều ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bị người khác đánh; hay gây thương tích một phần nào đó có thể là 1%; 10%; hay 60%; pháp luật có nhiều chế tài về việc xử phạt; nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; thì bị chế tài hành chính là xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó hành vi đánh người không gây thương tích; được hiểu là hành vi dùng vũ lực tác động đến cơ thể người khác; nhằm gây tổn thương về sức khỏe cho người khác; tuy nhiên thực tế nhiều trường hợp không gây tỉ lệ thương tích (tỉ lệ thương tích là 0%).

Tội đánh người không gây thương tích năm 2022

Đánh người không gây thương tích có bị truy cứu hình sự?

Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
  • Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Phạm tội đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Mặc dù tỉ lệ thương tật là 0% nhưng nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể bị khởi tố vụ án hình sự nếu tính chất nghiêm trọng ( đánh ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình…)

Tội đánh người không gây thương tích năm 2022
Tội đánh người không gây thương tích năm 2022

Đánh người không gây thương tích bị phạt như thế nào?

Những trường hợp mà chưa đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. 

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi:

Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:

  • Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác
  • Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:

Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Đánh đập cha bị thương tích dưới 11% có phải đi tù không?

 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;”

Theo quy định trên, trường hợp cố ý gây thương tích; gây tổn hại sức khỏe cho người khác là ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, hành vi đánh đập mẹ với tỷ lệ tổ thương cơ thể dưới 11%; thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Mức phạt: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Tội đánh người không gây thương tích năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Phương tiện đánh người gây thương tích bị cơ quan công an thu giữ có được lấy lại không?

Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.” Nếu như tài sản của em bạn không phải là vật có những đặc điểm này thì không phải là vật chứng. Khi đó, bạn có quyền yêu cầu cơ quan điều tra trả lại tài sản cho bạn vì đó không phải là vật chứng.
Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà cóthì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

Thẩm quyền xử phạt tội đánh người không gây thương tích

Nếu bị xử phạt hành chính thì công an nhân dân có quyền xử phạt tội này
Còn nếu theo con đường khởi kiện dân sự thì thẩm quyền xử phạt thuộc về tòa án.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.