Tội Cướp tài sản gây chết người

20/06/2022
Tội Cướp tài sản gây chết người
562
Views

“Ở khu của tôi vừa rồi xảy ra tình trạng cướp tài sản rất nhiều. An ninh trật tự của khu vực đã rất nhiều lần quản thúc nhưng vẫn không có dấu hiệu thay đổi. Vừa hôm qua có một vụ cướp gây ra 2 vụ chết người ngay cạnh nhà tôi. Tôi rất lo lắng, muốn hỏi rằng hành vi cướp tài sản gây chết người bị xử lý như thế nào? Có biện pháp nào phòng tránh không? Xin luật sư tư vấn giúp tôi với.”

Những vấn đề liên quan tội Cướp tài sản gây chết người được xử lý như thế nào, sẽ được giải thích trong Luật sư 247:

Khái niệm tội cướp tài sản

Tội Cướp tài sản gây chết người
Tội Cướp tài sản gây chết người

Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 định nghĩa Tội cướp tài sản như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”.

Theo định nghĩa trên thì cấu thành Tội cướp tài sản bao gồm:

Có hành vi dùng vũ lực;

Hoặc có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc;

Làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được;

Hậu quả có xảy ra hay không đều không ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự;

Xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác: Nhà nước, tổ chức, công dân,…

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý;

Chủ thể thực hiện hành vi là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Bộ luật Hình sự phân chia hành vi cướp thành những tội sau: Tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội trộm cắp tài sản

Phân tích hành vi tội cướp tài sản

Đặc trưng của tội phạm

Tội cướp tài sản: tội phạm dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản;

Tội cướp giật tài sản: Tội phạm lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản với thủ đoạn nhanh chóng, ngay tức khắc chiếm đoạt tài sản của người khác.

Tội trộm cắp tài sản: Tội phạm thực hiện hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu, người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh chủ sở hữu, người quản lý tài sản không biết để chiếm đoạt tài sản.

Khía cạnh người bị hại

Tội cướp tài sản: Người bị hại biết mình bị mất tài sản nhưng do bị tội phạm dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nên không thể chống cự;

Tội cướp giật tài sản: Người bị hại biết mình bị mất tài sản nhưng do tội phạm với thủ đoạn nhanh chóng, ngay tức khắc thực hiện hành vi nên không kịp phản ứng bảo vệ tài sản;

Tội trộm cắp tài: Người bị hại không biết mình bị mất tài sản do tội phạm thực hiện hành vi phạm tội một cách lén lút, lợi dụng hoàn cảnh chủ sở hữu, người quản lý tài sản sơ hở mà thực hiện hành vi.

Tội Cướp tài sản gây chết người

Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài.

Trong quá trình cướp tài sản, các đối tượng vô ý gây ra tai nạn hoặc cố ý gây ra tai nạn nhưng chỉ nhằm mục đích trốn chạy chứ không cố ý gây chết người thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản với tình tiết định khung hình phạt là làm chết người.

Theo điểm c khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 18 năm – 20 năm hoặc tù chung thân:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

– Làm chết người…

Trường hợp “lỡ” tay làm chết người, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản với mức phạt tù từ 18 năm – 20 năm hoặc tù chung thân.

Cướp tài sản giết người che giấu hành vi phạm tội

Có không ít trường hợp sau khi thực hiện hành vi cướp tài sản, người thực hiện hành vi phạm tội ra tay với nạn nhân để che giấu tội phạm. Với trường hợp này, ngoài Tội cướp tài sản, người phạm tội còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người.

Theo đó, giết người để che giấu tội phạm là trường hợp mà trước khi giết người, người phạm tội đã thực hiện một hiện một tội phạm khác và để che giấu tội phạm đó nên người phạm tội đã giết người, giữa hành vi giết người với tội phạm đã thực hiện phải có mối liên hệ với nhau. Về mặt thời gian thì tội phạm muốn che giấu xảy ra trước so với tội giết người.

Tóm lại, người thực hiện hành vi cướp tài sản sau đó giết người để che giấu hành vi phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội danh:

– Tội cướp tài sản;

– Tội giết người.

Trong đó, với Tội Giết người với tình tiết định khung quy định tại điểm g khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác), người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 – 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tội Cướp tài sản gây chết người“. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể cty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ thương hiệu; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, xác nhận tình trạng độc thân; giấy phép bay flycam; tra cứu quy hoạch xây dựng; đăng ký bảo hộ thương hiệu; mẫu trích lục kết hôn; mẫu hợp pháp hóa lãnh sự …. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người chứng kiến Cướp tài sản gây chết người mà giấu nhẹm có bị xử phạt không?

Điều này tất nhiên là có, việc giấu chuyện phạm pháp coi như cũng là đồng phạm của người gây ra. Ngoài ra, việc có nhân chứng sẽ làm sự việc diễn biến nhanh và thuận lợi hơn.

Án xử phạt với người cướp tài sản mà cố ý giết người thì phạt như thế nào?

Theo quy định của pháp luật thì với tội danh này, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 – 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Cướp tài sản mà lỡ tay làm giết người thì có tính vào tội danh giết người không?

Đối với việc cướp tài sản mà lỡ tay giết người thì bản thân mang 2 án phạt đó là tội cướp tài sản và tội giết người. Và được xử lý mức phạt theo quy định có trong khung pháp lý của luật. Vậy nên tội này có tính vào tội danh giết người.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.