Tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thế nào?

21/08/2022
Tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thế nào?
585
Views

Chào Luật sư, con tôi năm nay đã được 13 tuổi nên tôi muốn làm hộ chiếu cho bé. Không biết trình tự, thủ tục làm hộ chiếu hiện nay như thế nào? Dưới 14 tuổi thì có làm hộ chiếu được hay chưa? Tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thế nào? Tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi bao gồm những gì theo quy định? Làm hộ chiếu cho trẻ em có khó không theo quy định? Mong Luật sự tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Hộ chiếu được pháp luật định nghĩa như thế nào?

Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Trên cuốn hộ chiếu, bạn sẽ nhìn thấy họ, tên của chủ sở hữu, ngày tháng năm sinh, ảnh đi kèm, quốc tịch, chữ ký, ngày cấp cũng như ngày hết hạn.

Trên hộ chiếu sẽ có một dãy số gồm 8 ký tự, luôn có ký tự đầu tiên là một chữ cái in hoa và bảy số ngẫu nhiên còn lại theo sau. Thông thường, số hộ chiếu sẽ được ghi ở trang đầu tiên dưới dòng Hộ chiếu/Passport hoặc ở góc phải trên cùng ở trang thứ 2 với loại hộ chiếu phổ thông.

Hiện nay có bao nhiêu loại hộ chiếu?

Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại chính bao gồm:

Hộ chiếu phổ thông

Còn được biết đến là hộ chiếu loại P (Popular), hộ chiếu phổ thông có thể được cấp cho mọi công dân Việt muốn xuất cảnh ra nước ngoài. Thời hạn của hộ chiếu này là 10 năm kể từ ngày cấp.

Quyền lợi của hộ chiếu này, là bạn có thể đến những quốc gia cho phép bạn nhập cảnh. Đối với một số nước, họ sẽ yêu cầu bạn cần phải có thêm visa.

Đặc điểm nhận dạng loại hộ chiếu này là màu xanh lá ở ngoài bìa, kích thước 15,5cm x 10,5cm gồm 32 trang. Trong đó, bốn trang đầu mang thông tin cá nhân của người sở hữu, 28 trang còn lại sẽ dùng để đóng dấu, xuất nhập cảnh, visa.

Hộ chiếu công vụ

Hộ chiếu công vụ là loại hộ chiếu dành cho những quan chức lãnh đạo, có thẩm quyền nhất định và được giao đi làm nhiệm ở nước ngoài, cho phép họ đi đến mọi quốc gia mà không cần visa. Khác với hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ chỉ có thời hạn 05 năm tính từ ngày cấp.

Chủ sở hữu của hộ chiếu công vụ cũng sẽ được ưu tiên cổng đi đặc biệt khi nhập cảnh và miễn Visa đối với nước nhập cảnh. So với hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ có màu xanh ngọc bích, đậm màu hơn, kích thước cũng lớn hơn.

Tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thế nào?
Tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thế nào?

Hộ chiếu ngoại giao

Hộ chiếu ngoại giao được cấp cho các quan chức ngoại giao của Chính phủ và cũng có thời hạn tương tự Hộ chiếu công vụ, tức 05 năm kể từ ngày cấp.

Người sở hữu hộ chiếu này sẽ được miễn Visa theo quy định của nước mà họ đến, tức cho phép họ nhập cảnh vào tất cả các quốc gia. Bên ngoài hộ chiếu này có màu đỏ đặc trưng.

Tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thế nào?

Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. Hộ chiếu chứa các thông tin như:

– Số hộ chiếu;

– Ảnh;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính;

– Nơi sinh;

– Cơ quan cấp, nơi cấp;

– Thời hạn sử dụng.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thủ tục làm hộ chiếu cho người từ đủ 14-16 tuổi quy định như thế nào?

Thời hạn của hộ chiếu phổ thông đủ điều kiện xuất cảnh:

  • Hộ chiếu phổ thông cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên có thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Giá trị pháp lý của hộ chiếu phổ thông:

  • Hộ chiếu quốc gia là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân.
  • Hình thức và nội dung của hộ chiếu phổ thông: Hộ chiếu phổ thông cấp trong nước và cấp ở nước ngoài có hình thức và nội dung như nhau nhưng có ký hiệu riêng để thuận lợi trong quản lý.

Hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em dưới 18 tuổi:

Đối với trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi: Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu như người lớn

  • 01 tờ khai mẫu cấp hộ chiếu:
  • 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
  • Bản sao Chứng minh thư nhân dân. Nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Hộ chiếu ngoại giao được cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi 

  • Con dưới 18 tuổi của những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
  • Con dưới 18 tuổi của những người đang giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
Tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thế nào?
Tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thế nào?

Làm hộ chiếu cho con có cần giấy chứng sinh hay không?

Căn cứ Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, hồ sơ cấp hộ chiếu cho trẻ em gồm có:

– 01 tờ khai Mẫu TK01. Trường hợp trẻ dưới 14 tuổi thì tờ khai do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ khai, ký thay, được Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh, kèm theo:

  • Hộ chiếu của cha hoặc mẹ còn thời hạn ít nhất 01 năm nếu đề nghị bổ sung trẻ em dưới 09 tuổi vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ thì nộp kèm theo.
  • Hộ chiếu của trẻ em còn thời hạn ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh nếu điều chỉnh: Họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
  • Hộ chiếu của trẻ em đó nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu;
  • Đơn trình báo theo Mẫu X08 hoặc giấy xác nhận của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh về việc đã trình báo mất hộ chiếu nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu do bị mất.
  • Bản sao hoặc bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh quyền giám hộ trẻ em đó, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu trong trường hợp người giám hộ khai và ký thay.

– 02 ảnh mới chụp, cỡ 4 x 6, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. Trẻ em dưới 09 tuổi cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì nộp 02 ảnh cỡ 3 x 4;

– Trẻ em dưới 14 tuổi nộp 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực của Giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Như vậy, đối với hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông cho người chưa đủ 14 tuổi thì không cần giấy chứng sinh. Do đó, chị có thể chuẩn bị hồ sơ theo quy định đã nêu trên để làm hộ chiếu cho con.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mới nhất; xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí làm hộ chiếu của trẻ em hiện nay là bao nhiêu?

Lệ phí làm hộ chiếu trẻ em: 200.000 đồng (theo Thông tư 29/2016/TT-BCA)

Thủ tục gia hạn hộ chiếu phổ thông như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ tại:
– Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Bước 3: Nhận kết quả trực tiếp tại nơi đã nộp hồ sơ cấp hoặc qua đường Bưu điện

Làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi có mấy bước?

Bước 1: Điền tờ khai và chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an
Xin xác nhận tại Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú vào tờ khai và đóng dấu giáp lai ảnh
Bước 4: Nộp hồ sơ và lệ phí Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2016/TT-BCA:
Trẻ đã có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh bất kỳ tỉnh, thành nào thuận tiện.
Trẻ chưa có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Bước 5: Nhận hộ chiếu

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.