Tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành
Thưa luật sư, gia đình tôi đang muốn đi du lịch nước ngoài. Tôi muốn luật sư tư vấn giấy thông hành? giấy thông hành do ai cấp và thủ tục để làm giấy thông hành là gì? Tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành được quy định như thế nào? Mẫu ra sao? Mong luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành? Được quy định như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của Luật sư 247 để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài 2014;
- Thông tư số 04 /2015/TT-BCA quy định về Điều kiện, thủ tục, hồ sơ cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài;
- Thông tư số 219/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
Giấy thông hành là gì?
Giấy thông hành là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để qua lại biên giới theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên giới theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.260 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Theo quy định trên, đối tượng được cấp giấy thông hành từ cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ có thể là công dân Việt Nam. Công dân Việt Nam là cá nhân đang cư trú ở các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh và phải có chung đường biên giới với nước láng giềng.
Ngoài ra công dân Việt Nam được cấp giấy thông hành còn có thể là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng hoặc ở trung ương, địa phương khác nhưng có trụ sở đóng tại tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng.
Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy thông hành là công an xã, phường, thị trấn, công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh tiếp giáp đường biên giới với nước láng giềng. Để được cấp giấy thông hành thì người đề nghị cấp giấy thông hành phải tiến hành nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan trên.
Hiện nay pháp luật ngoài quy định về Giấy thông hành là gì? thì tại Nghị định 76/2020/NĐ-CP cũng đã quy định rất chi tiết và rõ ràng về thủ tục cũng như các vấn đề liên quan đến giấy thông hành.
Thủ tục cấp giấy thông hành như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành
Hồ sơ này được chuẩn bị theo quy định tại Điều 5 Nghị định 76/2020/NĐ-CP
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành
Người đề nghị cấp giấy thông hành nộp 01 bộ hồ sơ đã chuẩn bị ở Bước 1
Khi nộp hồ sơ, người đề nghị phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.
Trường hợp được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thì cần xuất trình giấy giới thiệu, Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy quyền để kiểm tra, đối chiếu.
Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định BLDS, người chưa đủ 14 tuổi thông qua người đại diện theo pháp luật của mình làm thủ tục.
Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành; kiểm tra, đối chiếu; thu lệ phí và cấp giấy hẹn trả kết quả.
Người đề nghị cấp giấy thông hành phải nộp lệ phí; nếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan quy định tại Điều 7 Nghị định 76/2020 thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Bước 3: Trả kết quả
Thời hạn và thẩm quyền giải quyết
– Đối với giấy thông hành tới Campuchia hoặc Lào thì thời hạn giải quyết là trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia hoặc Lào cấp giấy thông hành và trả kết quả cho người đề nghị. Trường hợp chưa cấp thì trả lời bằng văn bản, nêu lý do.
– Đối với giấy thông hành tới Trung thì thời hạn giải quyết là trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc; Công an huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc cấp giấy thông hành và trả kết quả cho người đề nghị. Trường hợp chưa cấp thì trả lời bằng văn bản, nêu lý do.
Mẫu Tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành theo quy định hiện hành.
Mời bạn tải xuống và tham khảo mẫu Tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành theo quy định mới nhất dưới đây của chúng tôi:
Hướng dẫn thủ tục cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc
1. Những trường hợp được cấp giấy thông hành:
– Công dân Việt Nam thường trú tại các phường, xã, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc;
– Cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác.
2. Hồ sơ gồm:
– 01 tờ khai theo mẫu (M01);
– 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
– 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
– 01 bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
– Giấy thông hành đã được cấp, nếu còn giá trị sử dụng;
– Giấy giới thiệu của cơ quan đối với trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ.
* Lưu ý:
– Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi: tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành theo mẫu M01 phải do cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai và ký tên.
– Người chưa đủ 16 tuổi đề nghị cấp chung giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc với cha hoặc mẹ thì tờ khai phải do cha hoặc mẹ khai và ký tên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký lại khai sinh trực tuyến tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam – Campuchia gồm: cán bộ, công chức, viên chức, công nhân đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia được cử sang tỉnh biên giới đối diện của Campuchia công tác.
(ii) Đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào:
– Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào;
– Công dân Việt Nam không có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào.
(iii) Đối tượng được cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc:
– Công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc;
– Cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác.
Công an huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc nơi cơ quan có trụ sở.
– Công an phường, xã, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc nơi công dân có hộ khẩu thường trú.
Không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là Mẫu M01- Mẫu tờ khai cấp giấy thông hành xuất nhập cảnh mới nhất 2021 cùng hướng dẫn cách ghi mà Hoatieu.vn muốn gửi tới các bạn đọc. Đây là mẫu giấy tờ rất cần thiết dành cho công dân Việt Nam để có thể đi lại thuận tiện và dễ dàng giữa các nước biên giới (Trung Quốc, Lào, Campuchia) trong tình trạng dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.