Tổ chức tín dụng là gì? Các loại hình tổ chức tín dụng hiện nay

08/10/2022
Tổ chức tín dụng là gì? Các loại hình tổ chức tín dụng hiện nay.
370
Views

Hoạt động của tổ chức tín dụng đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam, người dân cũng không xa lạ gì với tên gọi này. Tuy nhiên, lại không nhiều người hiểu rõ khái niệm hay các quy định liên quan đến tổ chức tín dụng. Cụ thể như tổ chức tín dụng là gì? Các loại hình tổ chức tín dụng hiện nay. Vậy nên để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Tổ chức tín dụng là gì?

Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng.

Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

– Nhận tiền gửi.

Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi có kỳ hạn;

+ Tiền gửi tiết kiệm;

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi;

+ Kỳ phiếu;

+ Tín phiếu;

+ Các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

– Cấp tín dụng.

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc:

+ Có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay;

+ Chiết khấu;

+ Cho thuê tài chính;

+ Bao thanh toán;

+ Bảo lãnh ngân hàng.

– Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, bao gồm:

+ Cung ứng phương tiện thanh toán;

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng;

+ Các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

Các loại hình tổ chức tín dụng hiện nay

Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm:

– Ngân hàng thương mại: loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.

– Ngân hàng chính sách: ngân hàng do Chính phủ thành lập. Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước.

– Ngân hàng hợp tác xã: ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một. Hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân. Và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm:

– Công ty tài chính;

– Công ty cho thuê tài chính, đây là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010;

– Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Tổ chức tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Luật Hợp tác xã 2012 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng?

Điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng?
Điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng?

Tại Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định cụ thể về điều kiện cấp Giấy phép thì tổ chức tín dụng như sau:

  • Quy định về vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định;
  • Quy định về chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
  • Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;
  • Đối với người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
  • Tổ chức tín dụng phải  có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Tổ chức tín dụng phải có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi. Không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng. Không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh. Hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Tổ chức tín dụng là gì? Các loại hình tổ chức tín dụng hiện nay. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; báo cáo tài chính cuối năm; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Muốn hoạt động tổ chức tín dụng phải có những loại giấy phép nào?

Giấy phép của các tổ chức tín dụng bao gồm Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, bên cạnh đó văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép là bộ phận không tách rời khỏi Giấy phép. Việc cấp Giấy phép cho các tổ chức tín dụng mới dự kiến thành lập, là sự công nhận của pháp luật về việc ra đời. Và hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng của tổ chức đó.

Tổ chức tín dụng có quyền gì?

 – Tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong hoạt động cho vay. Và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.
– Tổ chức tín dụng có quyền từ chối các yêu cầu của khách hàng không đúng với quy định và thỏa thuận cho vay.

Mức phạt khi thay đổi vốn điều lệ của tổ chức tín dụng chưa có sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nước?

Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi mức vốn điều lệ. Mức vốn được cấp khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.