Tổ chức sử dụng chất ma túy trong quán Karaoke bị xử phạt ra sao?

06/11/2021
1452
Views

Xin chào Luật sư, con tôi năm nay 17 tuổi vừa bước vào lớp 12. Hôm trước cháu có xin với tôi đi ăn sinh nhật của bạn cùng lớp. Không nghĩ gì nhiều tôi đã đồng ý luôn mà không hỏi cháu sẽ đi ăn sinh nhật ở đâu. Bất ngờ tôi được công an gọi điện và báo cháu có cùng bạn bè tổ chức sử dụng chất ma túy trong quán Karaoke. Tôi muốn hỏi luật sư, cháu nhà tôi có bị xử lý về tội tổ chức sử dụng chất ma túy không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Việc sử dụng ma túy trong các quán hát đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Ngay cả lứa tuổi học sinh cũng không phải là ngoại lệ trong hành vi này. Vậy hành vi tổ chức sử dụng chất ma túy trong quán Karaoke này sẽ bị xử lý như thế nào. Hãy cùng Luật sư 247 giải đấp thắc mắc như sau:

Thế nào là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy?

Hành vi sử dụng trái pháp chất ma túy của con bạn và bạn của nó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 255 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

đ) Đối với người đang cai nghiện;

e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

h) Tái phạm nguy hiểm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Các yếu tố cấu thành tội tổ chức sử dụng chất ma túy?

Mặt khách quan:

Phạm tội tổ chức nhất thiết phải có từ 2 người trở lên. Là một hình thức đồng phạm có sự kết cấu chặt chẽ, có sự phân công trách nhiệm cụ thể.

+ Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm; nói lên vai trò nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm; còn hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý không nhất thiết phải là người cầm đầu trong một vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

+ Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa ma tuý vào cơ thể người khác: Trường hợp phạm tội này, người phạm tội thực hiện hành vi của mình như người tổ chức trong vụ án có tổ chức, nhưng việc chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động để đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác.

+ Thuê, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý…để sử dụng ma tuý và đưa ma tuý vào cơ thể người khác. 

+ Nguồn ma tuý để sử dụng: Đây là trường hợp người phạm tội có chất ma tuý dưới bất kỳ nguồn nào như: mua được, xin được, được cho, được gửi giữ, nhặt được… rồi đem chất ma tuý đó cung cấp cho người khác để họ sử dụng trái phép. Nếu bán chất ma tuý đó cho người khác để họ sử dụng trái phép thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý.

Mặt chủ quan:

Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý. Tức là người phạm tội biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy được trước các tác hại của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện. Như vậy, hành vi chỉ có thể được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp; không tồn tại trường hợp nào do lỗi cố ý gián tiếp. 

Mục đích của người phạm tội là mong muốn đưa chất ma túy vào cơ thể người khác với nhiều cách và mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là vì mục đích vụ lợi. Đây là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm.

Tức là các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh mục đích của người phạm tội. Nếu không chứng minh được mục đích của người phạm tội là mong muốn đưa chất ma tuý vào cơ thể của người khác thì không phải là phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, mà tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, tội mua bán trái phép chất ma tuý…;hoặc sử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý.

Khách thể: 

Là chế độ quản lí của nhà nước về việc sử dụng chất ma túy với mục đích chữa bệnh. Bởi vậy, quan hệ xã hội bị xâm phạm còn bao gồm cả tính mạng, sức khỏe, trật tự an toàn xã hội.
Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người sử dụng chất ma túy. Tuy nhiên, người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là nạn nhân mà ngược lại họ là người chủ động sử dụng ma tuý.

Chủ thể: 

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Hình phạt đối với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy?

Theo Điều 255 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

đ) Đối với người đang cai nghiện;

e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

h) Tái phạm nguy hiểm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy, trường hợp này con bạn cùng bạn bè tổ chức sử dụng chất ma túy trong quán Karaoke thì sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Tổ chức sử dụng chất ma túy trong quán Karaoke bị xử phạt ra sao?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ép người khác sử dụng chất ma túy thì phạm tội gì?

Hành vi ép người khác sử dụng chất ma túy trái với ý muốn của họ thì phạm vào tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Tội này được quy định tại Điều 257, 258 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tàng trữ trái phép chất ma túy thì bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này (theo quy định tại khoản 1 Điều 249 BLHS 2015).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận