Tổ chức đường dây ghi lô đề bị xử lý như thế nào?

20/11/2021
Luật an ninh quốc gia năm 2004
634
Views

Ngày 19/11/2021;Vũ Thị Hà Phương; 43 tuổi; cùng 12 người tổ chức đường dây đánh bạc; dựa vào kết quả xổ số hàng ngày; bị Công an thị xã Thái Hòa bắt giữ để điều tra về hành vi trên. Vậy hành vi Tổ chức đường dây ghi lô đề bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt vụ việc: đường dây do Phương cầm đầu đã tổ chức ghi số lô đề từ tháng 7; giao dịch thông qua tin nhắn điện thoại hoặc mạng xã hội. Hàng ngày; các đại lý cấp dưới chuyển bảng ghi số lô đề cho đại lý cấp trên; để hưởng hoa hồng. Tiền chuyển qua nhiều tài khoản ngân hàng. Ngày 16/11, cảnh sát bắt 13 người; thu hơn 240 triệu đồng tiền. Nhà chức trách xác định; từ tháng 7 tới nay nhóm này đã giao dịch trên 100 tỷ đồng. Riêng ngày 16/11 giao dịch một tỷ đồng.

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Tổ chức đường dây ghi lô đề bị xử lý như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Hành vi ghi lô, đề có vi phạm pháp luật không

Lô, đề là một trong những hình thức đánh bạc trái phép bị nghiêm cấm theo pháp luật Việt Nam. Do đó, việc ghi lô, đề là bất hợp pháp trong mọi trường hợp. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tổ chức đường dây ghi lô đề bị xử lý như thế nào

Tổ chức đường dây ghi lô đề bị xử phạt hành chính

Theo khoản 5 điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

  • Làm chủ lô, đề;
  • Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
  • Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
  • Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

Như vậy; ở phạm vi xử phạt hành chính thì 20 triệu đồng là mức phạt tối đa đối với hành vi nhận ghi số lô, đề.

Tổ chức đường dây ghi lô đề bị xử lý hình sự

Tuy nhiên, ghi lô, đề là hành vi đánh bạc trái phép; vì vậy người ghi lô đề cũng có thể bị xử lý theo điều 322 Bộ Luật hình sự hiện hành. Theo đó có 2 khung hình phạt sau:

Khung phạt thứ nhất

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; đối với các trường hợp:

  • Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu; quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
  • Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;
  • Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt; sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung phạt thứ hai

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dấu hiệu pháp lý tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt; bất kỳ ai chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể tội phạm.

Khách thể

Xâm phạm đến trật tự công cộng; mà trực tiếp xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội; vì cờ bạc nói chung và tổ chức hoặc gá bạc nói riêng cũng là một tệ nạn của xã hội.

Mặt chủ quan

Người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thực hiện hành vi của mình là do cố ý.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan: Tội phạm này có hai hành vi khách quan khác nhau; nhưng lại có liên quan với nhau; đó là hành vi tổ chức đánh bạc và hành vi gá bạc.

Tổ chức đánh bạc (kể cả là tổ chức đánh bạc qua mạng): là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Khi xác định hành vi tổ chức đánh bạc cần phân biệt với trường hợp phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm. Đối với tội tổ chức đánh bạc; thì người phạm tội phải tổ chức ít nhất từ hai người trở lên đánh bạc; vì việc đánh bạc phải có từ hai người trở lên mới đánh bạc được; không ai đánh bạc 1 mình.

Gá bạc: là dùng địa điểm (nhà ở, cửa hàng, khách sạn, phòng trọ,…) đang do mình quản lý sử dụng; để cho người khác đánh bạc thu tiền (tiền hồ). Hành vi gá bạc có nơi còn gọi là chứa gá bạc hoặc chứa bạc. Như vậy; dấu hiệu bắt buộc để xác định có hành vi gá bạc hay không là có thu tiền hồ hay không.

Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chỉ bị coi là tội phạm khi việc tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đó được xác định là có quy mô lớn. Nếu hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chưa được xác định là với quy mô lớn và người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc chưa bị kết án về một trong các tội này, hoặc đã bị kết án về các tội phạm này nhưng đã được xóa án tích thì chưa bị coi là phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

Hậu quả: không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; hành vi tổ chức đường dây ghi lô đề có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tổ chức đường dây ghi lô đề bị xử lý như thế nào?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quy mô lớn trong tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là như thế nào?

Theo hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định số 01/2010/NQ-HĐTP; các trường hợp sau đây được xác định là “với quy mô lớn”:
– Tổ chức cho từ 10 người trở lên hoặc cho từ 2 chiếu bạc trở lên; mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
– Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ; có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt;… để trợ giúp cho việc đánh bạc.
– Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

Tổ chức rồi tham gia đánh bạc luôn thì xử lý như nào?

Nếu người có hành vi tổ chức ra việc đánh bạc để thỏa mãn việc đánh bạc của mình và cùng tham gia đánh bạc với những người mà mình tổ chức để đánh bạc; thì người tổ chức đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc; mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc.

Tôi có ghi đề lô thuê cho một người; tôi không có giấy phép thì bị công an bắt; tạm giam trong thời gian điều tra; tạm giam là bao lâu?

Đối với tình huống của bạn thì thời hạn tạm giam sẽ phụ thuộc vào từng loại tội phạm được trình bày ở điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Tùy theo tính chất mức, mức độ phạm tội trong trường hợp của bạn đến đâu thì sẽ áp dụng thời hạn tạm giam tương ứng.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận