Côn đồ là một hình thức tội gây rối loạn trật tự xã hội và một số hành vi nguy hiểm khác. Tuy nhiên trong quy định của pháp luật thì tình tiết tăng nặng có tính chất côn đồ là như thế nào. Cần nắm rõ đến không vi phạm và có cách xử lý với người phạm tội. Hiểu điều này qua Luật sư 247 đến từ tư vấn của chúng tôi.
Tình tiết côn đồ trong pháp luật là gì?
Theo Công văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 của TANDTC và Kết luận của Chánh án TANDTC tại Hội nghị tổng kết ngành Tòa án năm 1995, khái niệm về “côn đồ” như sau: “Côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ, hành hung người khác một cách rất vô cớ hoặc vì duyên cớ nhỏ nhặt”.
Theo BLHS tình tiết định khung hình phạt là tình tiết thực tế của vụ án được sử dụng để xác định trường hợp phạm tội đó thuộc khung hình phạt tăng nặng; hoặc khung hình phạt giảm nhẹ. Tình tiết “có tính chất côn đồ” là tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015); và tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS năm 2015). Người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; có tình tiết định khung tăng nặng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn.
Đặc điểm của tính côn đồ
– Thứ nhất, tính chất côn đồ được thể hiện chủ yếu nhất là trong hành vi người thực hiện tội phạm; sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực, cố ý dùng các phương tiện, vũ khí sắt, nhọn, nguy hiểm và có tính sát thương cao như mã tấu, dao phay, kiếm, súng,… tác động mạnh như đâm, chém, bắn,… vào các vùng trọng yếu của cơ thể như đầu, ngực, lưng, bụng,….
– Thứ hai, đối tượng thực hiện hành vi “có tính chất côn đồ” thường là những người coi thường pháp luật. Thực tiễn cho thấy, hầu hết các đối tượng này là những người trình độ thấp, ít học; thất nghiệp, ăn chơi lêu lỏng và là thành phần của nhiều tệ nạn xã hội khác. Do đó, những đối tượng này có trình độ; và ý thức pháp luật kém, thường có nhân thân xấu, đã có tiền án, tiền sự.
– Thứ ba, Chỉ cần vì những nguyên nhân nhỏ nhặt, vô cớ; hoặc vì những duyên cớ vô lí thì họ đã có thể thực hiện hành vi phạm tội. Những nguyên nhân này rất đơn giản và nhỏ nhặt như như trả thù thay cho đàn anh, đàn em, Hay thậm chí là thích là đánh.
– Thứ tư, muốn giải quyết đúng đắn bất cứ vụ án hình sự nào đều đòi hỏi cơ quan tiến hành; tố tụng phải nghiên cứu đầy đủ yếu tố nhân thân người phạm tội. Nhân thân người phạm tội; tuy không phải là yếu tố cấu thành tội phạm; nhưng những đặc điểm về nhân thân của họ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn. Nhân thân người phạm tội là một yếu tố để đánh giá tính chất hành
*Ngoài ra, một số yếu tố khách quan khác cũng thể hiện được “tính chất côn đồ”. Sự chuẩn bị, trang bị vũ khí, phương tiện thực hiện tội phạm như mã tấu, dao phay, kiếm,… thể hiện ý chí mong muốn tước đoạt sức khỏe, tính mạng của người khác một cách hung hãn, côn đồ.
Động cơ và mục đích thực hiện tội phạm cũng rất vô lí; như là chỉ để dọa nạt, uy hiếp người khác, bắt người khác phải khuất phục mình,… hay nguy hiểm hơn là muốn tước đoạt tính mạng người khác. Hơn nữa, tương quan lực lượng trong những vụ án này thường rất chênh lệc;, chủ yếu là đánh hội đồng 3-4 người cùng đánh 1 người. Ngoài ra, thời gian, địa điểm, không gian tội phạm; được thực hiện cũng thể hiện yếu tố côn đồ trong vụ án hình sự.
Tình tiết tăng nặng có tính chất côn đồ
Căn cứ điều 52 trong BLHS về Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc17 người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được; người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức; hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh; hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc18 tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn hoặc19 phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt; thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Vì vậy, cần có hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về “côn đồ”; và “có tính chất côn đồ”, BLHS quy định nghiêm trị đối với những người côn đồ; nhưng phải phân biệt rõ giữa “côn đồ” với “phạm tội có tính chất côn đồ”. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất côn đồ”; được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 52, BLHS năm 2015 với tình tiết “có tính chất côn đồ”; trong tội Giết người theo điểm n, khoản 1 Điều 123; và tội “Cố ý gây thương tích”; theo điểm i, khoản 1, Điều 134 BLHS năm 2015 là giống nhau về nội dung, bản chất.
Khi được áp dụng để định tội danh thì không được áp dụng để quyết định hình phạt; trong thực tiễn xét xử áp dụng tình tiết định khung “có tính chất côn đồ”; thì không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất côn đồ.
Thực tiễn xử lý tình tiết côn đồ trong pháp luật
Tình tiết định khung tăng nặng “có tính chất côn đồ” là tình tiết; mà thực tế hiện nay trong toàn ngành Tòa án chưa có sự áp dụng thống nhất; dù đã được hướng dẫn tại Công văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 của TANDTC; và được nhắc lại tại Hội nghị tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 1995 đã nêu.
Người phạm tội chỉ bị áp dụng các tình tiết này nếu hành vi phạm tội của họ có tính chất côn đồ, tức họ thực hiện hành vi vì những nguyên cớ nhỏ nhặt, vô lý; nguyên nhân dẫn đến việc họ phạm tội là do bản thân họ mà ra. Trong trường hợp người phạm tội là côn đồ thì rõ ràng tính chất hành vi của họ; cũng phải đảm bảo các tính chất đó thì họ mới bị áp dụng tình tiết “có tính chất côn đồ”
. Vì vậy, nhất thiết phải có sự phân biệt rõ giữa “côn đồ” với tính chất là thuộc tính của hành vi phạm tội với côn đồ; chỉ một người xem thường pháp luật, xem thường lẽ sống. Tính chất côn đồ của hành vi không phải của mọi hành vi đều như nhau; mà chúng có những mức độ khác nhau khi đánh giá độ nguy hiểm của chúng. Khi hành vi có tính chất côn đồ do kẻ côn đồ gây ra; thì rõ ràng mức độ của chúng cao hơn so với hành vi phạm tội; có tính chất côn đồ do người luôn chấp hành pháp luật thực hiện.
Mời bạn xem thêm
- Côn đồ đập phá tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Tình tiết tăng nặng tái phạm nguy hiểm theo bộ luật hình sự
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Tình tiết tăng nặng có tính chất côn đồ“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân… xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách rất vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt.
Nguyên nhân dẫn đến hành vi mang tính chất côn đồ có thể rất nhỏ nhặt, không cần thiết phải sử dụng vũ lực. Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội có tính chất côn đồ cũng là một trong những căn cứ để xác định mức độ nguy hiểm của tội phạm, mức phạt cụ thể cho người phạm tội.
Theo quy định của pháp luật thì hình thức xử lý là:
– Cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
– Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.