Phụ cấp Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện theo quy định mới

04/07/2022
Phụ cấp Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện theo quy định mới
1670
Views

Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị nước ta. Hội Cựu chiến binh do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của cựu chiến binh. Phụ cấp Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện theo quy định mới như thế nào? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phụ cấp Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 06/2010/NĐ-CP, người giữ chức vụ Chủ tịch hội cựu chiến binh huyện là công chức trong các tổ chức chính trị xã hội.

Phụ cấp công vụ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2012/NĐ-CP:

“1. Cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:

a) Cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức;

b) Công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;…”.

Theo đó, đối tượng là công chức quy định tại ĐIều 9 Nghị định 06/2010/NĐ-CP là đối tượng được hưởng chế độ công vụ. Chủ tịch Hội cựu chiến binh cấp huyện là công chức nên sẽ được hưởng phụ cấp công vụ.

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 34/2012/NĐ-CP, mức phụ cấp công vụ là 25% mức lương hiện hưởng công với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Và phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Phụ cấp Đảng, Đoàn thể

Căn cứ Mục I Hướng dẫn 05-HD/BTCTW, đối tượng hưởng chế độ phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị xã hội đối với cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế được giao, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:

  • Các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng: văn phòng, tổ chức, dân vận, tuyên giáo, đối ngoại và các đảng uỷ trực thuộc từ Trung ương đến cấp huyện.
  • Các cơ quan: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam từ Trung ương đến cấp huyện.
  • Các cơ quan Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
  • Đối tượng được hưởng: Là cán bộ, công chức, người lao động (hưởng lương từ ngân sách nhà nước) làm việc ở các cơ quan đảng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Chủ tịch Hội cựu chiến binh cấp huyện là công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp công tác Đảng theo quy định tại Mục I Hướng dẫn 05-HD/BTCTW. Mức phụ cấp bằng 30% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Phụ cấp thu hút

Nghị đinh số 116/2010/NĐ-CP quy định về phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:

“1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;

2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;

3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.

Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.”

Theo Công văn số 1458/UBDT-VP135 của Ủy ban dân tộc, địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn gồm:

  • Xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi là xã khu vực III được quy định tại Quyết định số 447/QĐ-UBDT, Quyết định số 601/QĐ-UBDT,nay là Quyết định số 582/QĐ-TTg;
  • Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo là các xã được phê duyệt kèm theo Quyết định số 539/QĐ-TTg, nay là quyết định số 582/QĐ-TTg;
  • Thôn đặc biệt khó khăn là thôn được quy định tại Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013, Quyết định số 68/QĐ-UBDT ngày 19/3/2014, Quyết định số 601/QĐ-UBDT ngày 29/10/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và các Quyết định sửa đổi bổ sung (nếu có).

Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã có được phụ cấp công vụ?

Phụ cấp Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện theo quy định mới
Phụ cấp Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện theo quy định mới

Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Theo đó, đối với cán bộ cấp xã đang hưởng chế  độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động thì thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên, cụ thể: “ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng một khoản phụ cấp bằng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này và không phải đóng BHXH, BHYT”.

Về quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ cấp xã thì thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, cán bộ cấp xã thuộc đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP mới được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nên không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.

Về quy định chế độ phụ cấp công vụ, tại Điều 1 và Điều 2 Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ  đã quy định đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp công vụ phải là cán bộ, công chức, người được xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ở xã, phường, thị trấn và lực lượng vũ trang.

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, hàng tháng được hưởng một khoản phụ cấp bằng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (không thuộc đối tượng xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm theo quy định của Nghị định số 34/2012/NĐ-CP) nên không được hưởng chế độ phụ cấp công vụ.

Chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh

Chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

Trình tự xác định, quản lý và cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Phụ cấp Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện theo quy định mới”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, tra mã số thuế cá nhân, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh, xin xác nhận độc thânxin hợp pháp hóa lãnh sự, giải thể doanh nghiệp…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh

– Cựu chiến binh khi từ trần, nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng mai táng phí bằng mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
– Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh từ trần thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 39 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

Chế độ trợ cấp khi thôi công tác Hội cựu chiến binh 

Cựu Chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hàng tháng, khi thôi làm công tác Hội được hưởng trợ cấp thôi công tác Hội bao gồm: Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện; Cựu chiến binh là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã; Cựu chiến binh là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã.

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã đóng BHXH thế nào?

Căn cứ quy định tại Điểm c, Khoản 1, Khoản 3, Điều 2 Luật BHXH năm 2014; Khoản 6, Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014; Khoản 1, Điều 11 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Công văn số 60/LĐTBXH-BHXH ngày 7/1/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc vướng mắc trong thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động, cán bộ cấp xã (trong đó có chức vụ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh) trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc theo quy định; người lao động khi đủ 60 tuổi chưa nghỉ việc hưởng BHXH mà tiếp tục làm việc thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH theo quy định. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.