Tìm hiểu về giải thể doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành

24/08/2021
Tìm hiểu về giải thể doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành
477
Views

Trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay, không ít các doanh nghiệp đã phải phá sản vì không chịu được áp lực về tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chọn con đường đó là giải thể doanh nghiệp. Vậy pháp luật về giải thể doanh nghiệp được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết này:

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Nội dung tư vấn

Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện tổ chức không có khả năng thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản. Hay nói cách khác đây là thủ tục doanh nghiệp rút khỏi thị trường kinh doanh hợp pháp.

Doanh nghiệp tiến hành với các công việc chính là thanh lí tài sản và thanh toán nợ; tiến tới chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý để rút khỏi thị trường. Nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi doanh nghiệp giải thể; pháp luật quy định điều kiện, thủ tục tiến hành giải thể; bảo đảm cho việc doanh nghiệp chỉ chấm dứt tồn tại và rút khỏi thị trường khi hoàn thành các nghĩa vụ đã tạo lập trong quá trình hoạt động.

Những trường hợp giải thể

a. Giải thể tự nguyện

Trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định Tuy vậy Bán doanh nghiệp và chuyển giao các quyền và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp cho người mua là giải pháp ưu việt có thể được chủ doanh nghiệp lựa chọn nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế.

Trường hợp điều lệ công ty có quy định về thời hạn hoạt động, khi hết thời hạn hoạt động được ghi trong Điều lệ công ty; nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động, thì công ty phải tiến hành giải thể. Việc quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có thể do thỏa thuận của các thành viên; cổ đông sáng lập; hoặc do sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

b. Giải thể bắt buộc

Đây là trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp đó.

Giải thể bắt buộc khi không có đủ số lượng thành viên tối thiểu để tiếp tục tồn tại; công ty phải kết nạp thêm thành viên cho đủ số lượng thành viên tối thiểu. Nếu trong thời hạn 6 tháng liên tục mà công ty không tiến hành kết nạp thêm thành viên khi số lượng thành viên không đủ hoặc không chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp phù hợp thì công ty phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Trường hợp công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp thì trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực; doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể doanh nghiệp.

Điều kiện giải thể doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
  • Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án hoặc trọng tài.

Về lý thuyết, có thể chấp nhận những cách thức “bảo đảm thanh toán hết nợ và nghĩa vụ tài sản khác” như sau:

(i) Các khoản nợ đã được thanh toán dứt điểm; thể hiện qua hồ sơ giải thể;

(ii)Một số khoản nợ được tổ chức, cá nhân khác, kể cả tổ chức; cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp liên quan; cam kết thanh toán nợ sau khi doanh nghiệp giải thể. Trường hợp này cần lưu ý đến các quy định về chuyển giao nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự;

(iii)Đối với giải thể chi nhánh, doanh nghiệp có chi nhánh giải thể có nghĩa vụ thực hiện trả nợ; vì thực chất các khoản nợ được tạo ra từ hoạt động của chi nhánh là khoản nợ của doanh nghiệp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Hậu quả của giải thể doanh nghiệp là như thế nào

Sau khi giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó đã chấm dứt tư cách chủ thể, doanh nghiệp không thể tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh. Sau khi doanh nghiệp đã giải thể thì doanh nghiệp không còn là đối tượng bị xử phạt với tư cách là tổ chức kinh tế nữa.

Chủ thể quyết định việc giải thể là ai?

Chủ sở hữu doanh nghiệp là người quyết định việc giải thể doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh không có thẩm quyền đồng ý hay phản đối việc giải thể mà chỉ xem xét tính hợp lệ của hô sơ giải thể và khi không có khiếu nại về việc giải thể thì sẽ quyết định cập nhật tình trạng “đã giải thể” của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Những lý do giải thể phổ biến?

Lý do giải thể khá đa dạng, có thể xuất phát từ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp. Đa phần, doanh nghiệp giải thể khi chủ đầu tư không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh hoặc kinh doanh thua lỗ nhưng chưa đến mức độ mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Bên cạnh đó, lý do vi phạm pháp luật của doanh nghiệp cùng với việc bị áp dụng chế tài đính chỉ hoạt động và rút giấy phép sẽ dẫn đến trường hợp giải thể bắt buộc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận