Tiêu chuẩn để Luật sư có thể được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc?

02/09/2022
Tiêu chuẩn để Luật sư có thể được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc?
367
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Minh Hạnh, bác tôi hiện đang là một luật sư với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề. Sắp tới bác có dự định trở thành Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, tôi chưa rõ lắm một số tiêu chuẩn để được bầu cho vị trí này. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc tiêu chuẩn để Luật sư có thể được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Tiêu chuẩn để Luật sư có thể được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Tiêu chuẩn để Luật sư có thể được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc?

Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định về nội dung trên như sau:

2. Luật sư có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì có thể được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc:

a) Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

c) Có trình độ chuyên môn, năng lực xử lý công việc, đưa ra quyết định; có uy tín và tinh thần trách nhiệm, khả năng đóng góp vào những quyết định của Hội đồng;

d) Có điều kiện về thời gian và sức khỏe để tham gia hoạt động của Hội đồng và các Ủy ban của Liên đoàn khi được phân công.

Tiêu chuẩn để Luật sư có thể được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc?
Tiêu chuẩn để Luật sư có thể được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc?

Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Căn cứ Khoản 8 Điều 7 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định về nội dung trên như sau:

8. Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc;

b) Tham gia thảo luận những vấn đề trong chương trình làm việc của Hội đồng; biểu quyết thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng;

c) Gương mẫu chấp hành và thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng; phổ biến cho luật sư thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết, quyết định của Hội đồng;

d) Hoàn thành tốt những nhiệm vụ, chức trách do Hội đồng hoặc Ban Thường vụ Liên đoàn phân công.

Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì tùy theo mức độ có thể bị Hội đồng Luật sư toàn quốc khiển trách hoặc bị tạm đình chỉ tư cách Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc theo hướng dẫn của Hội đồng Luật sư toàn quốc về xử lý vi phạm đối với các cá nhân được bầu hoặc bổ nhiệm giữ các chức danh của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; bị bãi nhiệm theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 13 của Điều lệ này.

Theo quy định Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc gồm những nội dung gì?

Tại Điều 6 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định về Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc như sau:

Điều 6. Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc

1. Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc do Hội đồng Luật sư toàn quốc triệu tập theo nhiệm kỳ 05 năm một lần, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày đến hạn tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mà Hội đồng Luật sư toàn quốc không triệu tập Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn có trách nhiệm báo cáo Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đại hội có thể được triệu tập bất thường theo quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bầu bổ sung Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc.

2. Đại biểu Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc gồm:

a) Đại biểu đương nhiên là các Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc đương nhiệm và các Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc đã miễn nhiệm do không tái cử Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tại Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư trước Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc;

b) Đại biểu do Đại hội nhiệm kỳ các Đoàn Luật sư bầu với số lượng theo sự phân bổ của Hội đồng Luật sư toàn quốc.

3. Đại biểu Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc phải là luật sư có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp, gương mẫu chấp hành pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư; có uy tín, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và khả năng đóng góp vào những quyết định của Đại hội; không phải là người đã bị xử lý kỷ luật trong nhiệm kỳ hoặc đang bị Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam xem xét xử lý kỷ luật; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc hợp lệ nếu có ít nhất 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự. Trong trường hợp không đủ 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự Đại hội thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày triệu tập lần thứ nhất phải triệu tập Đại hội lần thứ hai. Đại hội triệu tập lần thứ hai hợp lệ khi có trên 1/2 số đại biểu được triệu tập tham dự.

Trong thời gian tiến hành Đại hội, nếu có một hoặc một số đại biểu không tiếp tục tham dự Đại hội mà không có lý do chính đáng thì việc tiến hành Đại hội vẫn được coi là hợp lệ theo số lượng đại biểu có mặt còn lại. Những đại biểu tự ý bỏ về trong quá trình tiến hành Đại hội sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

5. Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Thảo luận báo cáo của Hội đồng Luật sư toàn quốc về kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ tiếp theo;

b) Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có);

c) Bầu Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam;

d) Thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc của Ban Thường vụ Liên đoàn.

6. Nghị quyết Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc được thông qua khi có trên 1/2 số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

7. Căn cứ quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật, Hội đồng Luật sư toàn quốc hướng dẫn cụ thể cho từng kỳ Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc về nội dung, thành phần tham dự Đại hội, việc bầu đại biểu tham dự Đại hội; chuẩn bị các văn kiện và thực hiện các thủ tục cần thiết khác trình Đại hội thông qua.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Tiêu chuẩn để Luật sư có thể được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam như thế nào?

Liên đoàn Luật sư Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ, bình đẳng, thiểu số phục tùng đa số theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; chịu sự quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan và đơn vị nào trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam?

Quyết định số 856/QĐ-TTg quy định cụ thể về các cơ quan và đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam bao gồm:
Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Hội đồng Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc.
Ban Thường vụ Liên đoàn là cơ quan điều hành của Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
Văn phòng Liên đoàn, Cơ quan đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và các ủy ban là cơ quan giúp việc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. 
Các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Thành phần Hội đồng Luật sư toàn quốc bao gồm những ai?

Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định về nội dung trên như sau:
1. Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ 05 năm theo nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc. Nhiệm kỳ của Hội đồng Luật sư toàn quốc kết thúc tại thời điểm Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc bầu ra Hội đồng Luật sư toàn quốc nhiệm kỳ mới.
Thành phần Hội đồng Luật sư toàn quốc gồm:
a) Ủy viên đương nhiên là Chủ nhiệm đương nhiệm của các Đoàn Luật sư;
b) Ủy viên do Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc bầu. Số lượng Ủy viên do Đại hội bầu không quá 1/2 số lượng Ủy viên đương nhiên của Hội đồng Luật sư toàn quốc.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.