Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa có thể đón trả khách ở mọi địa điểm được không?

10/08/2022
477
Views

Xin chào luật sư. Tôi có dự định mua thuyền và kinh doanh vận tải hàng hải nội địa. Tôi hiện đang tham gia lớp đào tạo thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa và sắp được cấp chứng chỉ. Tôi có thắc mắc rằng trách nhiệm, quyền hạn của thuyền trưởng như thế nào? tThuyền trưởng phương tiện thủy nội địa thì có được tùy ý đón trả khách ở mọi điểm được không? Những điều kiện cần có để một phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động là gì? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Thuyền trưởng là người chỉ huy hoạt động của tàu thuyền thường được nhìn thấy bởi hình ảnh lái thuyền. Tuy nhiên không chỉ có mỗi nhiệm vụ đó, khi điểu khiển phương tiện thủy nội địa, thuyền trưởng còn có các trách nhiệm và quyền hạn theo quy định của pháp luật. Vậy cụ thể thuyền trưởng được quy định như thế nào? Trác nhiệm quyền hạn là gì? Muốn phương tiện thủy nội địa được hoạt động thì cần điều kiện nào? Để giải đáp các thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa có thể đón trả khách ở mọi địa điểm được không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về phương tiện thủy nội địa

Theo Điều 3 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định một số khái niệm như sau:

“Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.”

Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

Theo đó các phương tiện như tàu thuyền, các cấu trúc nổi chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa bao gồm các khu vực kể trên được coi là phương tiện thủy nội địa.

Trong đó tùy thuộc vào trọng tải động cơ của phương tiện mà sẽ có các thành phần khác nhau. Cụ thể gồm các thành viên sau:

– Người lái phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người hoặc bè.

Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người.

Trong đó chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.

– Thuyền trưởng là chức danh của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người.

Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa có thể đón trả khách ở mọi địa điểm được không?

Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa có thể đón trả khách ở mọi địa điểm được không?
Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa có thể đón trả khách ở mọi địa điểm được không?

Thuyền trưởng là người chỉ huy phương tiện, quyết định đến hoạt động, lộ trình của phương tiện. Người này sẽ quyết định việc dừng, đón, hoạt động và các vấn đề liên quan đến phương tiện. Vì vậy để trả lời câu hỏi trên ta cần tìm hiểu về quyền hạn trách nhiệm của thuyền trưởng. Theo đó:

Quyền hạn, trách nhiệm của thuyền trưởng

Tại Điều 6 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm và quyền hạn của thuyền trưởng như sau:

Trách nhiệm của thuyền trưởng

1. Quản lý, bảo đảm an toàn về người, phương tiện và tài sản trên phương tiện; nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời hạn hoạt động và chu kỳ sửa chữa của phương tiện.

2. Quản lý sổ nhật ký hành trình, danh bạ thuyền viên, danh sách hành khách (nếu có) và sổ sách, giấy tờ cần thiết khác của phương tiện, tổ chức việc ghi chép và thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách.

3. Tổ chức giao nhận hàng hóa, phục vụ hành khách theo lệnh điều động hoặc hợp đồng vận chuyển và các quy định hiện hành.

4. Tổ chức phân công, giám sát, đôn đốc thuyền viên hoàn thành nhiệm vụ.

5. Chỉ được đón, trả khách, xếp dỡ hàng hóa ở những nơi đã quy định, trừ trường hợp gặp nạn hoặc bất khả kháng.

6. Khi phương tiện bị tai nạn, phải thực hiện mọi biện pháp cấp cứu có hiệu quả nhất; nếu phương tiện bị chìm đắm, thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời phương tiện sau khi đã thi hành mọi biện pháp cứu người, tài sản, hàng hóa và các giấy tờ cần thiết của phương tiện, trừ trường hợp phương tiện chìm hẳn.

7. Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia tìm kiếm, cứu nạn, phải chấp hành lệnh điều động, tổ chức tham gia cứu nạn nếu việc làm này không gây nguy hiểm đối với thuyền viên, hành khách và phương tiện do mình chỉ huy.

8. Phương tiện đang hoạt động nếu có trường hợp sinh đẻ, tử vong hoặc ốm đau, tai nạn, thuyền trưởng phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định như sau:

a) Khi có người ốm đau, tai nạn, phải tổ chức sơ cứu cho nạn nhân, nếu nghiêm trọng phải kịp thời đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất;

b) Khi có người sinh đẻ hoặc tử vong, phải lập biên bản với sự tham gia của 02 (hai) nhân chứng. Biên bản sinh con phải thể hiện rõ nội dung thời gian sinh, giới tính và tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Biên bản tử vong phải ghi rõ những tài sản, giấy tờ kèm theo của người chết; phải quản lý biên bản và tài sản đó để giao lại cho chính quyền địa phương và thân nhân người chết.

9. Khi rời phương tiện, phải trực tiếp bàn giao nhiệm vụ cho thuyền phó hoặc người được ủy quyền; trường hợp vắng mặt từ một ca làm việc trở lên, phải bàn giao bằng văn bản; nếu không thể tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ, phải giao quyền chỉ huy cho thuyền phó đồng thời phải báo cáo ngay cho chủ phương tiện.

10. Trường hợp chuyển giao nhiệm vụ cho người khác theo yêu cầu của chủ phương tiện, phải lập biên bản nêu rõ hiện trạng thuyền viên, trạng thái kỹ thuật phương tiện, trang thiết bị, tài sản, số hành khách, sổ sách, giấy tờ, tài liệu có liên quan của phương tiện. Biên bản bàn giao mỗi bên giữ một bản, gửi chủ phương tiện một bản.

11. Tổ chức phân công, thực hiện kê khai các nội dung theo yêu cầu và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi phương tiện chuẩn bị cập, rời cảng, bến. Trước khi khởi hành, phải có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng chức danh trên phương tiện; trước giờ rời cảng, bến phải kiểm tra, đôn đốc các bộ phận thuyền viên có liên quan chuẩn bị đầy đủ nguyên, nhiên, vật liệu, lương thực, thực phẩm, thuốc men phục vụ chuyến đi; chỉ rời cảng, bến khi phương tiện bảo đảm an toàn, chuẩn bị đầy đủ cho chuyến đi và được phép của cơ quan có thẩm quyền.

12. Trực tiếp phụ trách một ca làm việc, trực tiếp điều khiển phương tiện qua những khu vực nguy hiểm; ngoài giờ đi ca, nếu thuyền phó hoặc máy trưởng đề nghị, thuyền trưởng phải có mặt ở vị trí chỉ huy để kịp thời giải quyết công việc.

13. Thực hiện nhiệm vụ của thuyền phó nếu không có cơ cấu chức danh thuyền phó trên phương tiện.

Quyền hạn của thuyền trưởng

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thuyền trưởng có quyền:

a) Đề nghị thay đổi hoặc không tiếp nhận thuyền viên làm việc trên phương tiện nếu xét thấy không đủ tiêu chuẩn quy định;

b) Buộc thuyền viên rời khỏi phương tiện nếu có những hành vi không chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng hoặc vi phạm nội quy, quy định khi làm việc;

c) Từ chối cho phương tiện thực hiện chuyển đi nếu xét thấy phương tiện, điều kiện khí hậu, thủy văn, môi trường không đủ điều kiện hoạt động hoặc không đảm bảo an toàn.

Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa có thể đón trả khách ở mọi địa điểm được không?

Đối chiếu với quy định nêu trên thì thuyền trưởng chỉ được phép dừng đón khách tại những nơi được quy định, trừ trường hợp gặp nạn hoặc bất khả kháng.

Các trường hợp bất khả kháng có thể được xem xét khi có các yêu tố sau:

  • Trước hết, sự kiện đó phải có yếu tố tác động từ bên ngoài, không phải ý muốn hay xuất phát từ phí chủ quan của thuyền trưởng
  • Sự kiện đó không lường trước hay không dự tính trước được
  • Dù đã có gắng khắc phục nhưng không thể khắc phục được

Các sự kiện bất khả kháng phổ biển thường thấy như: gặp người bị nạn nên cần cứu giúp; khách, thuyền viên trên xe bị thương cần ghé vào nơi gần nhất để cấp cứu,….

Do đó về nguyên tắc thì thuyền trưởng chỉ được đón, trả khách, xếp dỡ hàng hóa ở những nơi đã quy định, trừ một số trường hợp nhất định.

Điều kiện để phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động là gì?

Điều 24 Luật Giao thông vận tải đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện. Cụ thể như sau:

1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;

b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;

c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.

2. Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

3. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa và bảo đảm điều kiện an toàn như sau:

a) Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện;

b) Máy lắp trên phương tiện phải chắc chắn, an toàn, dễ khởi động và hoạt động ổn định;

c) Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;

d) Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chở người, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn. Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơn mạn phương tiện; vạch sơn có chiều rộng 25 milimét, chiều dài 250 milimét nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phương tiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiện chở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người.

4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện an toàn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

5. Phương tiện phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, khi muốn sử dụng phương tiện thủy nội địa để hành nghề thì bạn phải đáp ứng được tất cả các điều kiện nêu trên thì phương tiện của bạn mới đủ điều kiện để hoạt động.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa có thể đón trả khách ở mọi địa điểm được không?”. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính 3 năm gần nhất; hoặc muốn tham khảo các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi như xác nhận tình trạng độc thân, quyết toán thuế thu nhập cá nhân; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa là bao lâu?

Theo Nghị định 111/2014/NĐ-CP về niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa như sau:
-Tàu chở hàng nguy hiểm, chở dầu, chở xô khí hóa lỏng  không quá 30 năm đối với vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép và không quá 25 năm đối với vỏ gỗ.
– Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi không quá 35 năm với vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép; không quá 20 năm với vỏ gỗ.
– Tàu khách không phải là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi, tàu cao tốc, tàu đệm khí, không quá 30 năm với vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép; không quá 25 năm với vỏ gỗ.
– Tàu cao tốc chở khách: không quá 20 năm.
– Tàu đệm khí: không quá 18 năm.

Điều kiện để trở thành thuyền viên trên tàu thủy nội địa?

Theo Khoản 2 Điều 29 Luật giao thông đường thủy nội địa thì thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
b) Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
c) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.

Tôi có bằng thuyền trưởng hạn nhì thì có thể lái các phương tiện nào?

Thuyền viên có bằng thuyền trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:
a) Tàu khách có sức chở từ trên 50 người đến 100 người;
b) Phà có trọng tải toàn phần từ trên 50 tấn đến 150 tấn;
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ trên 150 tấn đến 500 tấn;
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần từ trên 400 tấn đến 1000 tấn;
đ) Phương tiện không thuộc các trường hợp trên có tổng công suất máy chính từ trên 150 mã lực đến 400 mã lực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.