Đối với các doanh nghiệp mới, quy mô nhỏ khi kinh doanh họ buộc phải cắt giảm nhiều chi phí để có thể thu lợi nhuận và tiếp tục hoạt động. Những doanh nghiệp này chưa có nhiều vốn để có thể thuê một văn phòng chính thức, dài hạn. Vì vậy, phương án thuê văn phòng ảo giúp ích cho họ phần nào về chi phí. Việc treo biển hiệu tại các văn phòng ảo, giúp cho nhà kinh doanh quảng bá danh hiệu; nhận được ưu đãi về thuế khi kinh doanh tại những nơi điều kiện khó khăn. Vậy việc thuê văn phòng ảo đặt biển hiệu có vi phạm? Để hiểu rõ vấn đề này, sau đây Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Thuê văn phòng ảo để đặt biển hiệu có được không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Văn phòng ảo là gì?
Văn phòng ảo (Virtual Office) là một thuật ngữ dùng để chỉ một hình thức cho thuê văn phòng đại diện; mà trong đó mọi thông tin giao dịch đều được chuyển hướng về trụ sở chính.
Văn phòng ảo là một mô hình kinh doanh. Nó được thiết kế và có đầy đủ các chức năng của một trụ sở chính doanh nghiệp bao gồm: địa điểm giao dịch, biển hiệu công ty, số điện thoại, số fax, nhân viên lễ tân, phòng họp và cung cấp thêm một số dịch vụ khác như: thực hiện các thủ tục hành chính về doanh nghiệp, báo cáo thuế…
Như vậy, về mặt pháp lý, văn phòng ảo vẫn là một trụ sở chính; hay địa điểm kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, văn phòng này sẽ được đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho rất nhiều doanh nghiệp.
Lợi ích của việc thuê văn phòng ảo
Việc thuê văn phòng ảo mang đến nhiều lợi ích cho nhà kinh doanh. Cụ thể:
- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân sự, đặc biệt ở những thành phố lớn; không tốn chi phí mua các thiết bị văn phòng, chi phí vận hành, quản lý toà nhà…
- Phần nào củng cố hình ảnh doanh nghiệp, tạo thêm cơ hội kinh doanh. Hầu hết các địa chỉ văn phòng ảo đều toạ lạc tại các toà nhà lớn; có vị trí trung tâm tại các thành phố;
- Giúp doanh nghiệp ổn định tập trung kinh doanh: Văn phòng ảo thường là một địa chỉ cố định; hiếm khi được thay đổi. Kể cả khi thay đổi, doanh nghiệp cũng không phải mất thời gian để tìm kiếm, cải tạo, sắp xếp lại văn phòng mới.
Thuê văn phòng ảo để đặt biển hiệu có được không?
Khi muốn thành lập doanh nghiệp, ngoài việc thực hiện và hoàn thành các thủ tục trên giấy tờ. Bạn phải cần một địa chỉ kinh doanh và một bảng hiệu có thực để hoàn tất thủ tục pháp lý. Vậy việc thuê một văn phòng ảo có đáp ứng được vấn đề này?
Quy định về việc gắn biển tên công ty
Treo biển tên công ty được hiểu là treo biển tại nơi đặt trụ sở trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi treo biển tại văn phòng ảo; doanh nghiệp trên thực tế chưa chắc đã được hoạt động tại địa điểm đó; việc thuê chỗ treo biển tên nhằm phục vụ thủ tục đăng ký kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì không phải vị trí nào cũng được đặt trụ sở doanh nghiệp mà phải là nơi có chức năng kinh doanh như: Mặt bằng tầng thương mại, shophouse, căn hộ codotel, nhà dân thông thường … những nhà chung cư có mục đích để ở hoặc khu tập thể không thể đặt trụ sở. Vì vậy nhiều doanh nghiệp kinh doanh online, IT, phần mềm thường làm việc cố định tại một căn hộ chung cư nào đó và thuê một nơi khác đặt trụ sở nhằm hợp pháp hóa trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vị trí treo biển hiệu doanh nghiệp cũng phải tuân thủ quy định tại Điều 23 Quy chế Hoạt động văn hóa và Kinh doanh dịch vụ công cộng:
- Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh;
- Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng;
- Tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
Thuê văn phòng ảo để đặt biển hiệu có được không?
Theo Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020:
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.“
Bên cạnh đó Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đưa ra những quy định về trụ sở giao dịch, cụ thể:
“Điều 42. Trụ sở chính của doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”
Ngoài ra Luật Doanh nghiệp cũng không có quy định một địa điểm thì được đặt tối đa bao nhiêu doanh nghiệp, bản thân cơ quan đăng ký kinh doanh cũng không thể kiểm soát được việc doanh nghiệp có thực tế hoạt động tại trụ sở mà mình đã đăng ký hay không.
Hiện nay pháp luật không có nội dung quy định cụ thể trường hợp cấm doanh nghiệp thuê “văn phòng ảo” để làm trụ sở hoạt động, và cũng không có quy định pháp lý nào điều chỉnh cũng như cơ chế xử lý đối với vấn đề này. Do đó việc thuê văn phòng ảo để đặt biển hiệu không vi phạm pháp luật. Hiện nay cũng có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng ảo.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng lưu ý rằng, Luật Doanh nghiệp không có quy định cấm không có nghĩa là việc tồn tại này là đúng với quy định của pháp luật, bởi lẽ một doanh nghiệp hoạt động không phải chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp mà còn chịu điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật khác, ví dụ như thuế, thương mại, ngân hàng,….
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Thuê văn phòng ảo để đặt biển hiệu có được không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xử phạt xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho khách
- Điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn bị phạt như nào?
- Mức phạt uống bia rượu khi lái xe là bao nhiêu theo quy định pháp luật
- Để vật liệu ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Biển hiệu của doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nội dung và hình thức. Căn cứ quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo thì nội dụng của biển hiệu doanh nghiệp gồm:
-Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có)
-Tên cơ sở, sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
-Địa chỉ, điện thoại
Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 158/2013/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, điện thoại;
+Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này.
Theo đó nếu biển hiệu không thể hiện đúng với tên cơ sở doanh nghiệp theo giấy đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp có thể bị phạt lên tới 10.000.000 đồng.