Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2022 là bao nhiêu?

03/10/2022
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2022 là bao nhiêu?
468
Views

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế áp dụng đối với một số loại dịch vụ, hàng hoá mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc xuất, nhập khẩu và việc tiêu dùng của xã hội. Pháp luật quy định về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay như thế nào? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay được quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2022 là bao nhiêu?

Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2016 và Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Điều 5 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:

TTHàng hóa, dịch vụThuế suất (%)
IHàng hóa
1Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 
Từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/201870
Từ ngày 01/01/201975
2Rượu 
a) Rượu từ 20 độ trở lên 
Từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/201655
Từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/201760
Từ ngày 01/01/201865
b) Rượu dưới 20 độ 
Từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/201730
Từ ngày 01/01/201835
3Bia 
Từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/201655
Từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/201760
Từ ngày 01/01/201865
4Xe ô tô dưới 24 chỗ 
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế này 
– Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống 
+ Từ ngày 01/7/2016 đến hết ngày 31/12/201740
+ Từ ngày 01/01/201835
– Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 
+ Từ ngày 01/7/2016 đến hết ngày 31/12/201745
+ Từ ngày 01/01/201840
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm350
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 
+ Từ ngày 01/7/2016 đến hết ngày 31/12/201755
+ Từ ngày 01/01/201860
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm390
– Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3110
– Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3130
– Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3150
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế này15
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế này10
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế này 
– Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống15
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm320
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm325
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụngBằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế này
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh họcBằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế này
g) Xe ô tô chạy điện 
(1) Xe ô tô điện chạy bằng pin 
– Loại chở người từ 09 chỗ trở xuống 
+ Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/02/20273
+ Từ ngày 01/3/202711
– Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 
+ Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/02/20272
+ Từ ngày 01/3/20277
– Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 
+ Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/02/20271
+ Từ ngày 01/3/20274
– Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 
+ Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/02/20272
+ Từ ngày 01/3/20277
(2) Xe ô tô chạy điện khác 
– Loại chở người từ 09 chỗ trở xuống15
– Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ10
– Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ5
– Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng10
5Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm320
6Tàu bay30
7Du thuyền30
8Xăng các loại 
– Xăng10
– Xăng E58
– Xăng E107
9Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống10
10Bài lá40
11Vàng mã, hàng mã70
IIDịch vụ
1Kinh doanh vũ trường40
2Kinh doanh massage (mát-xa), karaoke30
3Kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng35
4Kinh doanh đặt cược30
5Kinh doanh golf20
6Kinh doanh xổ số15

Lưu ý:

– Đối với xe ô tô loại thiết kế vừa chở người vừa chở hàng quy định tại các Điểm 4d, 4g Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng theo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

– Xe ôtô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng sinh học hoặc điện quy định tại Điểm 4đ Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại xe được thiết kế theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất có tỷ lệ xăng pha trộn không quá 70% tổng số nhiên liệu sử dụng và loại xe kết hợp động cơ điện với động cơ xăng có tỷ lệ xăng sử dụng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất không quá 70% số năng lượng sử dụng so với loại xe chạy xăng tiết kiệm nhất, có cùng số chỗ ngồi và cùng dung tích xi lanh có mặt trên thị trường Việt Nam.

– Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học, năng lượng điện quy định tại các Điểm 4e, 4g Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại xe được thiết kế theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất chạy hoàn toàn bằng năng lượng sinh học, năng lượng điện.

Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là bao nhiêu?
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.

Số thuế TTĐB phải nộp được tính bằng công thức sau:

Số thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB x thuế suất thuế TTĐB

Như vậy, để tính được số thuế TTĐB phải nộp (mức đóng) cần phải biết (1) Giá tính thuế TTĐB và (2) Thuế suất thuế TTĐB.

(1) Giá tính thuế TTĐB

Căn cứ khoản 2, 3, 6, 7, 8, 9 Nghị định 108/2015/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 100/2016/NĐ-CP, giá tính thuế TTĐB được xác định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế như sau:

– Hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu

Giá tính tính thuế TTĐB là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.

Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:

Giá tính thuế TTĐB=Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăngThuế bảo vệ môi trường (nếu có)
1 + Thuế suất thuế TTĐB

Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2022 là bao nhiêu?. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh hay quy định pháp luật về thủ tục đăng ký lại khai sinh… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào?

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt; mang tính chất xa xỉ do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ. Các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán. Mục đích nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu. Đồng thời điều tiết mạnh tới thu nhập của người tiêu dùng. Từ đó tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh.

Đối tượng nào phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

Là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơ sở kinh doanh sản xuất mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi bán hàng hóa; cơ sở kinh doanh xuất khẩu kê khai và nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt.

Kỳ khai thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thuế TTĐB là loại thuế khai theo tháng, trừ một số trường hợp khai theo từng lần phát sinh, cụ thể:
– Thuế TTĐB của người nộp thuế có kinh doanh xuất khẩu chưa nộp thuế TTĐB ở khâu sản xuất sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước. Thuế TTĐB của cơ sở kinh doanh mua xe ô tô, tàu bay, du thuyền sản xuất trong nước thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng sang đối tượng chịu thuế TTĐB.
– Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không phải khai theo từng lần phát sinh thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.