Cán bộ ném tiền, đánh dân ở Đà Nẵng bị xử phạt thế nào?

03/10/2022
Cán bộ ném tiền, đánh dân ở Đà Nẵng bị xử phạt thế nào
610
Views

Chào luật sư, mới đây tôi có xem được đoạn clip trên mạng xã hội về việc tại một quán ăn tại Đà Nẵng, một người đàn ông có hành động ném tiền và đánh nhân viên của quán ăn. Tôi thấy báo đưa tin, người đàn ông này còn là cán bộ Sở Tài nguyên-Môi trường của Đà Nẵng. Tôi có một thắc mắc Cán bộ ném tiền đánh dân ở Đà Nẵng bị xử phạt thế nào?

Chào bạn, Luật sư 247 rất vui khi nhận được câu hỏi của bạn. Qua như thông tin chúng tôi được biết thì vụ việc như sau:

Vào ngày 2/10, một tài khoản Facebook có tên H.T đăng tải đoạn video vó nội dung về vụ việc một người đàn ông ném tiền tung tóe trong quán ăn. Theo nội dung trên tài khoản H.T do quán đông và không có tiền chẵn nên đã trả lại tiền thừa cho một khách khoảng 16 tuổi tầm 25.000 đồng. Sau đó, ông bố quay lại quán ném tiền và nói “tụi bây đưa rác cho con tau à, và nhấn mạnh nhà tao ở đây xem chúng mày kinh doanh được bao lâu”. Trong đoạn clip còn thấy trước khi ra về người đàn ông còn tặng chủ quán một phát tát. Được biết người đàn ông trong clip là ông Đ.C.P, Phó trưởng Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở TN&MT Đà Nẵng.

Vậy trong trường hợp này, người cán bộ trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ pháp lý

Cán bộ ném tiền, đánh dân ở Đà Nẵng bị xử phạt thế nào?

Xử phạt hành chính

Thứ nhất, với hành vi ném tiền lên trời, nói tiền là rác

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-Ttg bảo vệ tiền Việt Nam:

Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm

4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam

Theo đó hành vi từ chối nhận đồng tiền Việt Nam là một hành vi bị nghiêm cấm. Nhưng theo quy định hiện hành thì không có văn bản nào quy định về xử phạt hành vi từ chối nhận tiền lẻ, hay những lời lẽ xúc phạm như ” tiền là rác”. Mà chỉ có quy định xử phạt về các hành vi như Cắt, xé, đốt,… tiền theo chế tài xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP. Cụ thể: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật…

Thứ hai ,hành vi xúc phạm đe dọa, tát người chủ quán

Hành vi buông lời lẽ xúc phạm, đánh người cho thấy cán bộ đã có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực với người dân, thể hiện thái độ coi thường người khác và gây mất an ninh trật tự. Với hành vi này, có thể bị xử phạt hành chính từ 2-3 triệu đồng theo quy định của tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

Ngoài ra với hành vi bạt tai chủ quán, người cán bộ này có thể bị xử phạt từ 5-8 triệu đồng theo quy định của Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Căn cứ Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Cán bộ ném tiền, đánh dân ở Đà Nẵng bị xử phạt thế nào
Cán bộ ném tiền, đánh dân ở Đà Nẵng bị xử phạt thế nào?

Xử lý kỷ luật

Theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Người đàn ông trong clip là cán bộ sở Tài nguyên- Môi trường, Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

Hành vi được xác định là vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa, giao tiếp của cán bộ công chức, người này có thể bị xem xét xử lý kỷ luật, ít nhất là mức độ khiển trách, nếu nghiêm trọng có thể áp dụng hình thức kỷ luật là cảnh cáo.

Vụ việc vẫn đang được điều tra làm rõ và Hiện nay, người cán bộ này đã bị tạm đình chỉ công tác.

Video Luật sư giải đáp thắc mắc Cán bộ ném tiền, đánh dân ở Đà Nẵng xử phạt thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cán bộ ném tiền đánh dân ở Đà Nẵng bị xử phạt thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về đăng ký giấy khai sinh, đổi tên giấy khai sinh, làm lại giấy khai sinh, làm lại căn cước công dân, tra cứu số thẻ căn cước công dân online, xin giấy xác nhận độc thân, xác nhân tình trạng hôn nhân,…

Luật sư 247 là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,.. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tư vấn.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ chửi mắng, xúc phạm người khác có bị đi tù không?

Trong trường hợp hành vi chửi mắng, xúc phạm người khác gây nên hậu quả nghiệm trọng. Người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017.
Theo đó, người thực hiện hành vi trên có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng. Hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Cán bộ đánh dân sẽ bị xử lý như thế nào?

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Cán bộ đánh dân sẽ bị xử phạt hành chính từ 5-8 triệu đồng. Nếu Trong trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chiến sỹ công an thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với hình phạt tù cao nhất lên đến 07 năm và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khi bị đánh thủ tục tố cáo như thế nào?

Người bị hại gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định.
Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.
Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.