Thuế là khoản thu của ngân sách nhà nước không hoàn trả và không mang tính đối giá, do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quy định. Căn cứ vào mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người dân, thuế có 2 loại cơ bản đó là thuế trực thu và thuế gián thu. Vậy thuế di sản được xếp là loại thuế thuế trực thu hay gián thu? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thuế di sản là thuế trực thu hay gián thu” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Khái niệm về thuế
Thuế là khoản đóng góp của cá nhân, pháp nhân thuộc các đối tượng phải chịu thuế, là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn của nhà nước.
Thuế mang tính chất cưỡng chế, là nghĩa vụ mà các đối tượng chịu thuế bắt buộc phải thực hiện nhằm đáp ứng việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Thuế được phân ra thành rất nhiểu loại thuế khác nhau như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,…
Ý nghĩa khi phân thành thuế trực thu và thuế gián thu
- Hoạt động lập pháp: Việc phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu sẽ giúp các nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng, từ đó xây dựng được các sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó.
- Công tác tổ chức hành thu: Việc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức thu thuế. Với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế,…từ đó có biện pháp thu thuế phù hợp. Qua đó phân định thẩm quyền của các cơ quan hành thu thuế từ đó có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả.
Thuế di sản là thuế trực thu hay gián thu
Thuế tài sản hay còn gọi là thuế thổ trạch là loại tên gọi chung của các sắc thuế đánh vào quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản. Thuế được thu hàng năm một lần. Sắc thuế tài sản phổ biến nhất là thuế bất động sản (ở một số nước, chính quyền tách bất động sản thành nhà ở và đất ở và tương ứng là hai sắc thuế riêng).
Cơ sở tính thuế là giá trị của tài sản. Để giảm thiểu hành vi trốn lậu thuế, các nước đều thành lập cơ quan định giá tài sản. Về nguyên tắc, mọi cá nhân (hộ gia đình) có sở hữu hay sử dụng tài sản đều phải đóng thuế tài sản, tuy nhiên trong trường hợp tài sản có giá trị nhỏ đến mức mà số thuế thu được trở nên không có ý nghĩa khi xét thêm chi phí của công tác thu thuế, chính quyền sẽ quyết định mức thuế phải nộp là 0.
Thuế tài sản thường chỉ đánh trong những trường hợp sau:
– Khi hình thành hoặc chấm dứt quyền sở hữu tài sản: thuế đăng ký tài sản, thuế chuyển quyền sở hữu tài sản
– Trong quá trình sử dụng tài sản: trong trường hợp này, thuế tài sản thường đánh với những tài sản lớn, có giá trị như máy bay, du thuyền, biệt thự…
Qua đó có thể thấy thuế di sản là loại thuế trực thu. Cá nhân nộp thuế trực thu tức là lấy một phần thu nhập của mình nộp cho Nhà nước. Do đó, khi Nhà nước thu thuế trực thu thì người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế.
Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu
Để phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu sẽ dựa trên một số tiêu chí sau đây:
Tiêu chí | Thuế trực thu | Thuế gián thu |
Khái niệm | Là loại thuế đánh vào thu nhập và lợi nhuận của người nộp thuế, người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. | Là loại thuế thu gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Trong thuế gián thu đối tượng nộp thuế không phải là người chịu thuế, người gánh thuế là người tiêu dùng cuối cùng. |
Các loại thuế phổ biến | Thuế thu nhập doanh nghiệp;Thuế thu nhập cá nhân;Thuế nhà đất, tài nguyên… | Thuế xuất nhập khẩu;Thuế tiêu thụ đặc biệt;Thuế giá trị gia tăng… |
Bản chất | Trong thuế trực thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là một.ví dụ: Thuế Thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công sẽ do người lao động nộp. | Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau.ví dụ: thuế giá trị gia tăng đánh lên người tiêu dùng, doanh nghiệp có trách nhiệm thu lại khoản thuế đó và nộp cho nhà nước. Như vậy thực chất doanh nghiệp không phải chịu thuế giá trị gia tăng. |
Áp thuế | Đánh vào thu nhập và lợi nhuận của người đóng thuế. | Được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ. |
Phương thức điều tiết | Nhà nước điều tiết trực tiếp vào thu nhập, lợi nhuận của các đối tượng chịu thuế | Nhà nước điều tiết gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa, dịch vụ |
Phạm vi tác động | Ít tác động vào giá cả thị trường. | Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ |
Số tiền thuế phải nộp | Số tiền thuế trực thu phụ thuộc vào thu nhập và lợi nhuận. Thu nhập, lợi nhuận càng cao thì thuế phải trả càng cao và ngược lại.Ví dụ: Thuế suất thu nhập cá nhân càng tăng nếu thu nhập càng cao.Ngoài ra, cách tính thuế trực thu hơi phức tạp so với thuế gián thu. Bạn phải ghi nhớ rất nhiều điều khoản, quy tắc khác nhau để tính toán nghĩa vụ thuế cho chính xác. | Tỷ lệ phụ thuộc vào loại hàng hóa và dịch vụ nhưng nó là như nhau cho tất cả mọi người.Ví dụ: thuế suất GTGT của Thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10% và tất cả mọi người khi mua sản phẩm này đều chịu chung 1 mức thuế.Thuế gián thu cũng rất dễ tính và dễ nộp. Chính phủ đã quy định một tỷ lệ thuế cố định nên có thể dễ dàng tính được trên hàng hóa và dịch vụ. |
Hình thức nộp thuế | Mang tính trực tiếp.Các cá nhân nộp thuế trực tiếp cho Chính phủ. | Mang tính gián thu.Người chịu thuế nộp thuế cho chính phủ thông qua một bên trung gian. |
Ưu Điểm | Đảm bảo công bằng xã hội hơn cho việc điều tiết thu nhập vì nhà nước hiểu rõ và cá biệt hóa được người chịu thuế | Dễ thu thuế bởi vì đối tượng nộp thuế không phải là người chịu thuế (Thường hạn chế sự phản ứng thuế từ người gánh chịu thuế do nó cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch vụ, việc nộp thuế của người tiêu dùng sẽ như một phần tất yếu khi họ sử dụng,tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ). |
Nhược điểm | Có thể xảy ra khả năng người nộp thuế trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, phát sinh những hành vi phạm pháp luật nhằm trốn thuế | Tính không công bằng của thuế gián thu trên thu nhập của người giàu và người nghèoNhà nước không cá biệt hóa được người chịu thuế nên khó khăn trong việc thực hiện chính sách miễn giảm về thuế |
So sánh thuế gián thu và thuế trực thu
Các điểm giống nhau giữa thuế trực thu và gián thu
Đối với thuế trực thu và thuế gián thu thì đây đều là một trong những phương thức thu thuế theo quy định của pháp luật về thuế:
Đều là một nguồn điều tiết vào thu nhập của các cá nhân, tổ chức trong xã hội;
Người chịu thuế là người phải đều phải trích một phần tài sản để chuyển cho ngân sách Nhà nước mà không thể khước từ hoặc trì hoãn, hay nói cách khác bản chất của hai hình thức thu thuế này đều mang tính chất bắt buộc.
Các điểm khác nhau giữa thuế trực thu và gián thu
Mức độ tác động vào nền kinh tế
– Thuế trực thu: Ít tác động vào giá cả thị trường (vì thường đánh vào kết quả kinh doanh, kết quả thu nhập sau một kỳ kinh doanh)
– Thuế gián thu: Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường (vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ)
Mức độ quản lý
– Thuế trực thu: Khó thu; dễ trốn thuế nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt; nhà nước không kiểm soát được thu nhập thực tế của người nộp thuế.
– Thuế gián thu: Dễ thu thuế vì được cầu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được. Vì vậy hầu hết các nước nghèo, chậm phát triển thường coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu; trong lúc các nước phát triển lại lấy thuế trực thu là nguồn thu chính của ngân sách.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Một số cách tra mã số thuế cá nhân online dễ dàng năm 2022
- Hướng dẫn soạn mẫu đơn xin đóng mã số thuế cá nhân 2022
- Hóa đơn trực tiếp có được giảm thuế GTGT không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thuế di sản là thuế trực thu hay gián thu” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục giải chấp sổ đỏ ngân hàng… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thuế trực thu gồm một số loại thuế nhưng phổ biến nhất là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể:
(1) Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công hoặc các khoản thu nhập khác phải nộp cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành, thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với người nộp thuế khi có thu nhập chịu thuế từ các nguồn thu sau:
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công, các khoản thu khác có tính chất như tiền lương, tiền công (đối với cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng; khoản thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).
– Thu nhập từ kinh doanh (hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng).
– Thu nhập từ đầu tư vốn.
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
– Thu nhập từ trúng thưởng.
– Thu nhập từ bản quyền.
– Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
– Thu nhập khi nhận thừa kế.
– Thu nhập từ nhận quà tặng.
(2) Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được tính trên cơ sở thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất.
Để xác định được số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì người nộp thuế phải xác định được thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất.
Muốn xác định được thu nhập tính thuế cần phải xác định được doanh thu, chi phí được trừ, các khoản thu nhập khác (nếu có), thu nhập được miễn thuế (nếu có), các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định (nếu có), phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có)
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thường là 20%, trừ một số ngành, một số khu vực được áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc một số áp dụng thuế suất rất cao như hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguyên quý hiếm đối với các mỏ bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm,…
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế áp dụng một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 được sửa đổi, bổ sung 2014 và Điều 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm:
– Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm.
– Rượu.
– Bia.
– Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng.
– Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3.
– Tàu bay, du thuyền (loại sử dụng cho mục đích dân dụng).
– Xăng các loại.
– Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống.
– Bài lá.
– Vàng mã, hàng mã, không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học.
Lưu ý: Hàng hóa chịu thuế là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng (theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008).
Thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người sử dụng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Người chịu thuế là người tiêu dùng nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước là đơn vị sản xuất, kinh doanh.
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường (theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010).
Theo đó, người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên nếu thuộc đối tượng chịu thuế.
Theo đó, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân khi khai thác tài nguyên thiên nhiên thì có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế theo quy định.
– Khoáng sản kim loại.
– Khoáng sản không kim loại.
– Dầu thô (là hydrocarbon ở thể lỏng trong trạng thái tự nhiên, asphalt, ozokerite và hydrocarbon lỏng thu được từ khí thiên nhiên bằng phương pháp ngưng tụ hoặc chiết xuất).
– Khí thiên nhiên, khí than, cụ thể:
Khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocarbon ở thể khí, khai thác từ giếng khoan, bao gồm cả khí ẩm, khí khô, khí đầu giếng khoan và khí còn lại sau khi chiết xuất hydrocarbon lỏng từ khí ẩm.
Khí than là hydrocarbon, thành phần chính là methane ở thể khí hoặc lỏng, được chứa trong các vỉa than hoặc trong các vỉa chứa lân cận.
– Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ.
– Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển.
– Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy.