Môi trường là vấn đề được chú trọng ở mọi quốc gia, đặc biệt trong thời kì bùng nổ dân số cũng như tốc đô công nghiệp hóa ngày càng cao như hiện nay. Các vấn đề về môi trường như suy thoái; sự cố, hệ sinh thái suy giảm, nguồn tài nguyên cạn kiệt; ô nhiễm không khí, nguồn nước; đất đai đang diễn ra ở mức đáng báo động. Trong đó chất thải; đặc biệt chất thải nguy hại là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vậy thực trạng quản lý chất thải nguy hại ở nước ta hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quan bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT
Nội dung tư vấn
Chất thải nguy hại được hiểu thế nào?
So với chất thải thông thường chất thải nguy hại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe của con người lớn hơn.
Chất thải nguy hại được định nghĩa theo quy định; tại khoản 13 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 như sau: “ Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”.
Chất thải nguy hại phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có bốn nguồn chủ yếu sau: phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp; từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như bao bì thuốc trừ sâu; thuốc cỏ phát sinh từ các hoạt động mua bán thương mại; từ đời sống sinh hoạt như rác thải y tế…
Chất thải nguy hại ảnh hưởng thế nào đến môi trường xung quanh?
- Khi các CTNH đưa vào môi trường nếu không để đúng nơi quy định thì sẽ chứa nhiều loài vật gây mất vệ sinh và mất mỹ quan. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loài nấm và vi khuẩn; côn trùng độc hại phát triển mạnh mẽ, gây độc hại cho con người.
- Những loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây ra mùi hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người; ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Lượng nước thải từ bãi rác độc hại nếu thải ra nguồn nước sẽ gây ô nhiễm lây lan trên vùng rộng.
- Lượng rác thải ra môi trường ngày càng lớn; không thu gom kịp thời sẽ tồn đọng lại ở không khí. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người sống xung quanh.
Những quy định của pháp về quản lý chất thải nguy hại
Quy định về đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; “ chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát sinh chất thải”.
Chủ nguồn CTNH phải lập hồ sơ về CTNH; và đăng kí với cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Bên cạnh đó còn có trách nhiệm thực hiện các hoạt động theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 38/2015/ NĐ-CP.
Vì có những quy định pháp luật này nên đã làm tăng độ an toàn cho những người ký hợp đồng quản lý CTNH và tạo điều kiện thanh tra; kiểm soát của chính quyền đối với chất thải nguy hại; trách nhiệm trước hết là thuộc về các chủ nguồn thải CTNH; trách nhiệm thứ hai thuộc về các chủ vận chuyển và các chủ cơ sở quản lý CTNH. Trách nhiệm này đòi hỏi họ phải quản lý các CTNH theo một phương thức thích hợp.
Quy định về phân loại, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại
Quy định về phân loại, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại
Trách nhiệm này được quy định cho các chủ thể làm phát sinh CTNH và được quy định tại Điều 91 Luật bảo vệ môi trường năm 2014; Điều 5 Nghị định số 38/2015/ NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, Điều 5,6 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại . Theo đó:
- Chủ nguồn CTNH phải tổ chức phân loại, lưu giữ chất thải nguy hại.
- CTNH phải được phân loại bắt đầu từ thời điểm: Khi đưa vào khu vực lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh chất thải nguy hại; Khi chuyển giao CTNH đi xử lý bên ngoài cơ sở mà không đưa vào khu vực lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh chất thải nguy hại.
- Các CTNH được phân loại theo mã chất thải nguy hại để được lưu giữ trong các bao bì; hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì; hoặc thiết bị lưu chứa đối với các mã CTNH có cùng tính chất; không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý cùng một phương pháp.
Quy định về việc thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại.
Việc thu gom, vận chuyển CTNH được thực hiện theo quy định tại Điều 92 Luật bảo vệ môi trường năm 2014; Điều 8 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; và Điều 8 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT như sau:
- Việc thu gom, vận chuyển CTNH chỉ được phép thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH.
- CTNH phải được vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp và được ghi trong giấy phép xử lý CTNH.
- Chịu trách nhiệm về tình trạng để rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp rỡ CTNH.
- Việc thu gom; vận chuyển chất thải trong một số trường hợp đặc biệt như vận chuyển xuyên biên giới CTNH; chất thải y tế nguy hại; thu gom, vận chuyển, lưu giữ; trung chuyển CTNH bằng phương tiện; thiết bị không ghi trên Giấy phép xử lý CTNH; thu gom, vận chuyển CTNH từ các công trình dầu khí ngoài biển vào đất liền theo quy định.
Quy định về xử lý chất thải nguy hại.
Như đã đề cập; tổ chức, cá nhân xử lý CTNH phải có Giấy phép xử lý CTNH. Để được cấp Giấy phép xử lý CTNH tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 93 LBVMT2014; Điều 9 Nghị định số 38/2015/ND-CP; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Việc xử lý CTNH phải được tiến hành bằng phương pháp, công nghệ; thiết bị phù hợp với đặc tính hóa học, lí học và sinh học của từng loại chất thải gây nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường; trường hợp trong nước không có công nghệ; thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật; và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý.
Mời bạn đọc xem thêm
- Quy định về chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường
- Thực phẩm đóng hộp không đảm bảo chất lượng xử phạt thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Thực trạng quản lý chất thải nguy hại ở nước ta hiện nay?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Chất thải là thuật ngữ thường được dung để chỉ những chất hay vật liệu được loại bỏ ra từ các hoạt động của con người. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 có đưa ra định nghĩa về chất thải tại khoản 12 Điều 3 như sau: “ Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đưa ra định nghĩa về quản lý chất thải: “ quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”
Chủ thể thực hiện các hoạt động quản lý chất thải là các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân. Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm thực hiện quản lý chất thải trong phạm vi; chức năng, nhiệm vụ của mình. Cùng với các cơ quan này các tổ chức; cá nhân cũng thực hiện kiểm soát chất thải. Đó là những chủ thể tiến hành các hoạt động có liên quan trực tiếp đến chất thải như: chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải…