Điều kiện để kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động

16/10/2021
Điều kiện để kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động
954
Views

Điều kiện để kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động

Xin chào Luật sư. Hiện tại tôi có vấn đề pháp lý cần giải đáp như sau: Tôi dự định kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động. Vậy điều kiện để kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động là gì? Khi kinh doanh ngành nghề này, tôi cần phải lưu ý những vấn đề gì. Hi vọng nhận được sự giải đáp từ phía Luật sư. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép được giải đáp câu hỏi của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Về điều kiện được kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động

Tổ chức có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:

Về vốn pháp định

Theo nghị định 126/2007/NĐ-CP:

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng.

Về giấy phép

Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. Mức ký quỹ mà Chính phủ quy định là 1 (một) tỷ đồng.

Xem thêm: Có được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ để thành lập doanh nghiệp ?

Về thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

Tổ chức muốn thành lập công ty xuất khẩu lao động thực hiện theo quy trình, thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động bao gồm các tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
  • Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân; giấy chứng minh nhân dân; hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
  • Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);

Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự; thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức; số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4: Xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp chưa được phép hoạt động xuất khẩu lao động ngay mà phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.

Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép

Hồ sơ cấp Giấy phép

Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 

Thời hạn xin cấp Giấy phép

 Thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Thẩm quyền 

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:

  • Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
  • Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp không thuộc hai trường hợp trên.

Mời bạn đọc xem thêm

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về “Điều kiện để kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động”. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Góp vốn bằng tiền mặt cần những giấy tờ gì?

Phiếu thu: Nội dung ghi rõ: góp vốn kinh doanh vào công ty
Có đầy đủ chữ ký của các cá nhân liên quan như: chữ ký người nộp tiền, người thu tiền, người lập phiếu, giám đốc/tổng giám đốc.
Biên bản kiểm kê tiền mặt (bảng kiểm đếm số lượng, loại tiền)
Biên bản góp vốn

Doanh nghiệp FDI là gì?

Theo quy định tại quát tại Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 định nghĩa một cách khái như sau:
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Như vậy, theo quy định này, đối chiếu với khái niệm doanh nghiệp FDI theo định nghĩa Tiếng Anh, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời