Thực hiện gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh như thế nào?

27/06/2023
Thực hiện gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh như thế nào?
240
Views

Hiện nay nhiều trường hợp người lao động chuyển công tác từ tỉnh này đến tỉnh khác nên có nhu cầu muốn thực hiện gộp sổ bảo hiểm xã hội, tuy nhiên họ chưa rõ việc thực hiện gộp sổ này ra sao? Và sẽ cần phải đáp ứng những điều kiện cũng như là cần chuẩn bị những giấy tờ nào để thực hiện thủ tục này? Hiểu được những khó khăn trong việc thực hiện thủ tục đó, nội dung sau Luật sư 247 sẽ hướng dẫn quý bạn đọc cách thực hiện gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh nhanh chóng, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014

Trường hợp gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh

Theo quy định mỗi người lao động chỉ được cấp 1 sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) để ghi chép và theo dõi quá trình tham gia. Tuy nhiên, một vài lao động do chuyển công tác khác tỉnh, làm thất lạc sổ do đó có đến 2 hoặc 3 sổ BHXH trở lên.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

“Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ BHXH vào sổ mới.”

Như vậy, trong trường hợp người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên và các sổ BHXH của người lao động ở các tỉnh khác nhau sẽ buộc phải làm thủ tục gộp sổ BHXH khác tỉnh để đảm bảo lợi ích cho người lao động khi làm thủ tục hưởng các chế độ BHXH về sau.

Thực hiện gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh như thế nào?

Trong trường hợp người lao động cần gộp sổ BHXH khác tỉnh cần thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn tại Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020. Cụ thể như sau:

Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh trực tiếp

Trong trong trường hợp người lao động thực hiện gộp sổ BHXH khác tỉnh trực tiếp sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đơn vị/doanh nghiệp (nơi NLĐ đang công tác/làm việc).

Thực hiện gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh như thế nào?

Hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội được chuẩn bị theo quy định tại Khoản 1, Điều 27, Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH bao gồm:

  1. Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  2. Tất cả các sổ BHXH đề nghị gộp.

Ngoài ra cần có thêm: 

  • Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động);
  • Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin (đối với doanh nghiệp).

Căn cứ theo từng trường hợp, người lao động nộp hồ sơ gộp sổ BHXH:

  • Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.
  • Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH: nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.

Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh online

Hiện nay, trên cổng dịch vụ công và ứng dụng VssID chưa hỗ trợ gộp sổ BHXH khác tỉnh online do đó người lao động sẽ trực tiếp làm hồ sơ nộp cho đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội.

Quy trình và thời gian giải quyết gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh

Căn cứ theo quy định nêu trên, thì người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. 

Quy trình giải quyết gộp sổ bảo hiểm

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 46.96, văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH của BHXH Việt Nam quy định:

Người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu sau đó lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:

  • Nếu thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
  • Nếu thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Tiết b điểm 3.3 khoản 3 điều 43.

Thời gian giải quyết gộp sổ bảo hiểm xã hội

Gộp sổ BHXH khác tỉnh người lao động sẽ được cấp lại sổ mới. Theo đó thời gian giải quyết gộp sổ BHXH đồng thời là thời gian cấp lại sổ mới cho người lao động. Căn cứ theo Khoản 2, Điều 29, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định về việc cấp sổ bảo hiểm xã hội như sau:

“2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.”

Theo quy định này, thời gian gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh sẽ không quá 45 ngày do cần xác minh quá trình đóng ở tỉnh khác. Tuy nhiên, cơ quan BHXH sẽ có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thực hiện gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh như thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thực hiện gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về xin tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Nơi nộp hồ sơ đăng kí cấp sổ bảo hiểm xã hội là ở đâu?

Nộp cho cơ quan BHXH quận/huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở chính tại đó (Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh).

Tại sao khi nghỉ việc cần lấy sổ bảo hiểm xã hội?

Có rất nhiều lý do phải lấy sổ BHXH khi nghỉ việc gồm có:
Sổ BHXH là sổ dùng để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH, là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH. 
Sổ BHXH là tài liệu quan trọng trong nhiều hồ sơ giấy tờ thủ tục hành chính. 
Với tất cả các lý do trên, sẽ cần lấy sổ BHXH khi nghỉ việc tại công ty cũ để đảm bảo quyền lợi cho mình. Thuận tiện sau khi đến công ty mới làm việc giảm thiểu tối đa các rủi ro không đáng có khi tham gia BHXH.

Sổ bảo hiểm xã hội có vai trò như thế nào?

Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.