“Xin chào luật sư, tôi và chồng tôi đều đã muốn chấm dứt về cuộc hôn nhân này. Nhưng khi đến ngày ra tòa, chồng tôi đều có việc bận không thể có mặt tại tòa. Chính vì việc này nên cứ liên tục chậm trễ giải quyết việc ly hôn. Có cách nào để giải quyết thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt một người không ạ? Tôi cảm ơn luật sư.”
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về phía chúng tôi, để hiểu rõ hơn về thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt giải quyết ra sao. Mời bạn tham khảo tại Luật sư 247:
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt được quy định thế nào?
Thuận tình ly hôn là:
Ly hôn thuận tình là việc hai vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn, đã thỏa thuận được với nhau về các vấn đề xung quanh việc chấm dứt quan hệ hôn nhân: Chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng con… theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt được được giải quyết không?
Căn cứ Điều 397 Bộ luật TTDS, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ. Nếu vợ, chồng hòa giải thành thì đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Nếu không hòa giải thành thì Tòa án sẽ công nhận ly hôn thuận tình khi có các điều kiện:
- Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
- Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung, chăm sóc, nuôi dưỡng con…
- Sự thỏa thuận bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
Nếu muốn hòa giải thì phải có sự có mặt của hai bên. Bởi vậy, nếu thuận tình ly hôn thì bắt buộc phải có mặt của cả hai người.
Căn cứ Điều 228 Bộ luật TTDS, nếu đương sự vắng mặt, Tòa vẫn tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương khi:
- Người yêu cầu ly hôn, vợ/chồng của người đó có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
- Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
- Nếu vợ, chồng vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Đồng thời, nếu sau hai lần triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với yêu cầu xin ly hôn đơn phương.
Nếu bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 thì phiên tòa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.
Thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn
Điều kiện để giải quyết
Thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, để được xác định là thuận tình ly hôn, cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn
- Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
Thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn
Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án sẽ được phân định như sau: Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo vụ việc, Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, Thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo vụ việc:
Căn cứ điều 28, 29 BLTTDS 2015 thì những tranh chấp và những yêu cầu về hôn nhân và gia đình đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ:
Căn cứ Điểm h, khoản 1, điều 39 BLTTDS quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
“Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn“
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Điều 40 BLTTDS 2015 quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
Kết luận: Thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi vợ/chồng cư trú.
Tải xuống mẫu đơn yêu cầu ly hôn vắng mặt
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………………, ngày……tháng……năm ………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(về việc yêu cầu ly hôn vắng mặt)
Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………..………………………..
Tôi là: ………………………………………………………………….………….
Sinh ngày ………. tháng ………….. năm …………………………………….…
CMND/Căn cước công dân/hộ chiếu số:… ……..… do….. cấp ngày …..………
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………….….…………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………..…..
Tôi là …….…… trong vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là ….…và bị đơn là ……..
Hiện nay, do tôi …………………………………………………………………..
nên không thể tham gia phiên tòa xét xử được.
Ngoài ra, dưới đây tôi xin trình bày yêu cầu của mình các nội dung sau:
1. Về quan hệ hôn nhân: ………………………………………………………….
2. Về con chung: ………………………………………………………………….
3. Về công nợ chung: ……………………………………………………………..
Vì lý do nêu trên, tôi kính mong quý Tòa chấp thuận sự vắng mặt của tôi trong quá trình giải quyết ly hôn với chồng/vợ tôi là …………………………………..
Tôi xin cam kết những nội dung đã trình bày trong đơn này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Bạn có thể tải mẫu đơn về tại đây:
Mời bạn xem thêm:
- Mất giấy quyết định ly hôn có đăng ký kết hôn được không?
- Chia tài sản sau ly hôn có phải nộp thuế không?
- Luật chia tài sản khi ly hôn cho con cái
- Ly hôn xong ở cùng nhà có được không theo quy định?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty cổ phần; tạm ngừng kinh doanh; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết liên quan
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 3: Tòa án xem xét và giải quyết
Bước 4: Ra bản án ly hôn
Người yêu cầu ly hôn, vợ/chồng của người đó có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
Nếu vợ, chồng vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Nếu bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 thì phiên tòa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt