Việc công khai tài chính, thu nhập của các cán bộ, công chứ nhà nước luôn là vấn đề vô cùng được quan tâm. Theo quy định pháp luật hiện nay, những người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản theo mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP. Vậy năm 2022, thừa phát lại có phải kê khai tài sản hằng năm hay không? hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây của Luật sư 247.
Căn cứ pháp lý
Thừa phát lại là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP
Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan
Theo đó, Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự.
Trong đó: Tống đạt là thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện.
Điều kiện trở thành Thừa phát lại là gì?
Việc bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP gồm:
- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có độ tuổi không quá 65, chấp hành Hiến pháp, pháp luật và có đạo đức tốt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học/sau đại học chuyên ngành Luật.
- Công tác pháp luật từ 03 năm trở lên sau khi có bằng chuyên ngành Luật nêu trên.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo bồi dưỡng nghề Thừa phát tại Học viện Tư pháp hoặc công nhận tương đương với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
- Đạt yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
- Trong đó, có một số trường hợp sau đây sẽ được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại nêu tại Điều 5 Thông tư 05/2020/TT-BTP nếu có các giấy tờ gồm:
- Quyết định bổ nhiệm Thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều trai viên… kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm các chức vụ này từ 05 năm trở lên…
- Thẻ luật sư, thẻ công chứng viên kèm theo gian đã hành nghề luật sư, công chứng từ 05 năm trở lên…
- Quyết định bổ nhiệm Giáo sư, Phó Giáo sư ngành luật, Bằng tiến sĩ Luật…
Các đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập
Theo quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, những cá nhân sau đây phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập:
- Cán bộ, công chức.
- Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
- Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Lưu ý:
Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
Phương thức, thời điểm kê khai tài sản, thu nhập
Theo quy định tại Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, việc kê khai tài sản, thu nhập được thực hiện như sau:
Thứ nhất, thực hiện kê khai lần đầu đối với những trường hợp sau đây:
Người đang là cán bộ, công chức; Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2019;
Người lần đầu giữ vị trí công tác như đã nêu ở trên. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.
Thứ hai, kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khai hằng năm
Thứ ba, kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
Người không thuộc trường hợp trên đang làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
Thứ tư, kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
Người có nghĩa vụ kê khai là cán bộ, công chức; Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Thời điểm kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Thừa phát lại có phải kê khai tài sản hằng năm hay không 2022?
Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về người có nghĩa vụ kê khai theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
Các ngạch công chức và chức danh sau đây:
- Chấp hành viên;
- Điều tra viên;
- Kế toán viên;
- Kiểm lâm viên;
- Kiểm sát viên;
- Kiểm soát viên ngân hàng;
- Kiểm soát viên thị trường;
- Kiểm toán viên;
- Kiểm tra viên của Đảng;
- Kiểm tra viên hải quan;
- Kiểm tra viên thuế;
- Thanh tra viên;
- Thẩm phán.
Thừa phát lại có nghĩa vụ kê khai phải kê khai những tài sản thu nhập nào?
Theo Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định tài sản, thu nhập phải kê khai như sau:
1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định năm 2022, xô xát đánh nhau bị phạt bao nhiêu tiền?
- Năm 2022, đi bộ đội có bị cắt hộ khẩu không?
- Năm 2022, giấy tạm hoãn nghĩa vụ quân sự có hiệu lực bao lâu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Thừa phát lại có phải kê khai tài sản hằng năm hay không 2022?“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho mọi người. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh, trật tư; giấy phép môi trường hay các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như sáp nhập doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, đăng ký chi nhánh,… Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Công chứng chỉ thực hiện theo Luật Công chứng, do Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Trong khi đó, Thừa phát lại chỉ có nhiệm vụ tống đạt văn bản, lập vi bằng, xác mình điều kiện thi hành án… mà không được thực hiện việc công chứng.
Căn cứ Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập như sau:
1. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.
2. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
Bên cạnh những nhiệm vụ, công việc Thừa phát lại được làm, Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định những việc Thừa phát lại không được làm gồm:
Tiết lộ thông tin về công việc của mình hoặc sử dụng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan.
Đòi hỏi lợi ích vật chất ngoài chi phí đã ghi nhận trong hợp đồng.
Kiêm nhiệm công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá, thanh lý tài sản.
Không nhận những vụ việc liên quan đến quyền, lợi ích bản thân và vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, ông bà nội, ông bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì, anh chị em ruột của Thừa phát lại hoặc của vợ/chồng; cháu ruột gọi Thừa phát lại là ông, bà, chú, cậu, cô, dì.
Công việc bị cấm khác.