Doanh nghiệp bạn đang gặp trở ngại về tài chính, hoặc cần một khoảng thời gian để sắp xếp lại hoạt động của doanh nghiệp? Và bạn đang muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định? Dưới đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn biết được thủ tục xin tạm ngừng kinh doanh chính xác nhất. Các doanh nghiệp, công ty có thể tham khảo và vận dụng trong trường hợp cần thiết.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định:
Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh.
Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Hồ sơ tạm ngừng hoạt động công ty gồm có những gì?
Bộ hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh cho Công ty Cổ phần
- 1 mẫu thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh
- 1 Quyết định của Hội đồng quản trị công ty về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh
- 1 Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền cho cá nhân/tổ chức khác (nếu có)
Bộ hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh cho công ty hợp danh
- 1 mẫu thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh
- 1 Quyết định của các thành viên hợp danh về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh
- 1 Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền cho cá nhân/tổ chức khác (nếu có)
Bộ hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh cho công ty TNHH
- 1 Thông báo về thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH (theo mẫu quy định)
- 1 Quyết định của Hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh
- 1 Giấy ủy quyền (Nếu có)
Thủ tục xin tạm ngừng kinh doanh gồm những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Bước đầu tiên trong thủ tục xin tạm ngừng kinh doanh là chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Phần quan trọng nhất trong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh là lý do tạm ngừng kinh doanh. Thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do chính là khó khăn về tài chính, nhân công hoặc hoặc cần thời gian để sắp xếp lại công việc nên không thể tiếp tục hoạt động.
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư
Có hai cách để gửi hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư. Một là nộp trực tuyến tại trang chủ của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố mà cá nhân, tổ chức đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp. Hai là có thể đến trực tiếp Sở để nộp hồ sơ.
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trực tiếp thụ lý và giải quyết hồ sơ dưới sự chỉ đạo của các cơ quan liên quan. Sau đó sẽ hoàn tất và cập nhật kết quả/tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật nhanh chóng tình trạng hồ sơ
Bước 4: Hợp lý hóa hồ sơ
Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ tiếp tục chờ đợi kết quả từ Sở kế hoạch đầu tư. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung theo đúng yêu cầu của cơ quan đăng ký cho đến khi thủ tục được phê duyệt.
Quy trình làm việc về dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của luật sư 247
Trong trường hợp Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247 quý khách chỉ cần cung cấp cho chúng tôi một trong những giấy tờ sau (phải còn thời hạn sử dụng) và chúng tôi sẽ lo hết thay cho quý khách hàng thân yêu.
- Bản sao giấy CMND/CCCD/hộ chiếu ( đối với cá nhân)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có)
- Thời gian dự kiến tạm ngừng hoạt động kinh doanh
- Mã số thuế để chuyên viên tra cứu thông tin.
Bảng giá dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247
Tạm ngừng kinh doanh là giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp khi không thể tiếp tục kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định. Tạm ngừng kinh doanh nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những chi phí không đáng có. Trong khi đó, quy trình tạm ngừng kinh doanh khá là phức tạp; với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:
- Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc tạm ngừng kinh doanh
- Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
- Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
- Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
- Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).
Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp. Mời bạn tham khảo bảng giá của chúng tôi
Video Luật sư 247 giải đáp về dịch vụ tạm ngừng kinh doanh
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Thủ tục xin tạm ngừng kinh doanh”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu khác như giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
Câu hỏi thường gặp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ; doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch- Đầu tư; nơi mà doanh nghiệp đã đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước đó.
Nên làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh vào những tháng cuối năm như tháng 11, 12. Bởi khi đó tạm ngừng kinh doanh là tạm ngừng toàn bộ hoạt động kinh doanh cho năm tiếp theo; điều này giúp cho doanh nghiệp sẽ tránh được các chi phí không cần thiết
Theo Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC; cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế; biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh; hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế.
Như vậy, việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh.