Thủ tục cấp thẻ BHYT cho cựu chiến binh như thế nào?

04/07/2022
Thủ tục cấp thẻ BHYT cho cựu chiến binh
1020
Views

“Luật sư cho tôi hỏi thủ tục cấp thẻ BHYT cho cựu chiến binh với ạ. Theo như tôi được biết thì thẻ BHYT cho cự chiến binh được hưởng 100% khi đi khám bệnh phải không? Tôi sau khi tham khảo thì biết được mình thuộc trong đối tượng có thể hưởng những điều kiện đó, luật sư tư vấn sớm giúp tôi những vấn đề về BHYT cho cựu chiến binh với.”

Mọi thông tin tư vấn sẽ được giải đáp trong Luật sư 247:

Đối tượng về cựu chiến binh hưởng BHYT

Thủ tục cấp thẻ BHYT cho cựu chiến binh
Thủ tục cấp thẻ BHYT cho cựu chiến binh

Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng được cấp bảo hiểm y tế cựu chiến binh bao gồm:

“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

4. Cựu chiến binh, gồm:

a) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP), được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 157/2016/NĐ-CP).

b) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:

– Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (sau đây gọi tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

– Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg .”

Hồ sơ chuẩn bị để cấp thẻ BHYT cho cựu chiến binh

Thành phần, số lượng hồ sơ

Bản khai cá nhân đề nghị hưởng chế độ BHYT theo Nghị định số 150/2006/NĐ-CP (mẫu 1a), kèm theo bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ có liên quan đến tham gia kháng chiến như: Lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên, quyết định phục viên xuất ngũ…

Công văn của UBND cấp xã (mẫu 2a) kèm theo danh sách (mẫu 4a);

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Thời hạn giải quyết

10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :

Thủ tục cấp thẻ BHYT cho cựu chiến binh

Bước 1: Cá nhân làm Bản khai cá nhân đề nghị hưởng chế độ BHYT theo Nghị định số 150/2006/NĐ-CP (mẫu 1a) kèm theo các giấy tờ có liên quan đến tham gia kháng chiến như: Lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên, quyết định phục viên xuất ngũ… nộp cho Hội Cựu chiến binh cấp xã.
Bước 2: Hội Cựu chiến binh cấp xã tiếp nhận bản khai của cá nhân Cựu chiến binh, chủ trì phối hợp với cơ quan, đoàn thể có liên quan ở địa phương thẩm định, xác nhận và lập danh sách báo cáo UBND cùng cấp.
Chủ tịch UBND cấp xã kiểm tra và ký công văn đề nghị cấp thẻ BHYT đối với cựu chiến binh gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện (mẫu 2a kèm theo danh sách mẫu 4a)
Bước 3: Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xét duyệt ký công văn gửi Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (mẫu 3a kèm theo danh sách mẫu 4a).

Đổi mã thẻ BHYT cho cựu chiến binh

Căn cứ Công văn 4996/2014/BHXH-CSYT quy định:

2. Chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT

a) Người có thẻ BHYT mang mã quyền lợi số 3 hoặc số 4 được chuyển đổi lên mã quyền lợi số 2 trong các trường hợp sau:

– Đối với Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước quy định tại Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh được xác nhận theo Khoản 7, Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP”.

Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước được xác nhận theo Khoản 7; Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP được chuyển đổi lên mã quyền lợi số 2; với mức hưởng BHYT là 100%.

Dẫn chiếu tới quy định tại Khoản 7; Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP như sau:

“Điều 2. Cựu chiến binh 

7. Việc xác nhận cựu chiến binh:

a) Việc xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận;

 b) Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận”.

Trường hợp có thời gian đi bộ đội chống Mỹ trước ngày 30/4/1975. Đến tháng 7 năm 1981 bạn được chuyển ngành công tác liên tục cho đến năm 2016 thì nghỉ hưu. Nếu được xác nhận là cựu chiến binh theo quy định nêu trên; bạn sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Hồ sơ chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế:

Căn cứ Điểm 4.1, Khoản 4, Điều 27 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:

“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT

4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

4.1. Thành phần hồ sơ:

a) Người tham gia:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

– Đối với người được hưởng quyền lợi cao hơn: giấy tờ chứng minh theo Phụ lục 03.

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01 -TS).

4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.

Như vậy, theo quy định thì hồ sơ chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT gồm:

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người) được ban hành mới nhất theo Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020.

– Thẻ BHYT cũ còn giá trị;

– Giấy tờ có liên quan đến mức hưởng quyền lợi cao hơn (Bản sao): giấy tờ xác nhận là cựu chiến binh theo Phụ lục Quyết định 505/QĐ-BHXH.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Thủ tục cấp thẻ BHYT cho cựu chiến binh”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh, kế toán giải thể công ty, muốn thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh, thành lập công ty mới, tra mã số thuế cá nhân; đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục cấp thẻ BHYT cho cựu chiến binh có mất phí không?

Theo quy định của pháp luật thì hoàn toàn hợp lý đối với thủ tục này; và được hưởng quyền trong điều khoản dành cho cựu chiến binh.

Những điều kiện cần thiết cho thủ tục cấp thẻ BHYT cho cựu chiến binh là gì?

Giấy tờ có liên quan đến tham gia kháng chiến như: Lý lịch quân nhân; lý lịch đảng viên; quyết định phục viên, xuất ngũ…

Thời gian cho thủ tục cấp thẻ BHYT cho cựu chiến binh là bao lâu?

Theo căn cứ thì sẽ có thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Comments are closed.