Việc một đứa trẻ được sinh là điều gì đó kì diệu; do đó mà quan hệ cha mẹ và con mang một ý nghĩa rất thiêng liêng, là quan hệ mà không điều gì có thể khiễn ta từ bỏ được. Hiện nay đời sống xã hội ngày có nhiều thay đổi phức tạp; quan niệm về tình yêu; hôn nhân cũng có nhiều thay đổi; cùng với đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong việc hỗ trợ sinh sản. Do những thay đổi đó mà kéo theo nhiều yêu cầu kèm theo. Trong đó nhu cầu, mong muốn được xác định cha mẹ con cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng có am hiểu; cũng như kiến thức pháp luật về vấn đề này. Do vậy hãy cùng với Luật sư 247 tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Luật Hộ tịch năm 2014
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Thông tư 04/2020/TT-BTP
Nội dung tư vấn
Xác định cha mẹ con là gì?
Xác định cha mẹ con là việc định rõ cha đẻ; mẹ đẻ; con đẻ trong quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con. Việc xác định quan hệ cha mẹ con dựa trên sự kiện sinh đẻ; quan hệ hôn nhân và huyết thống. Việc này, có ý nghĩa thiêng liêng trong việc xác định; hình thành mối quan hệ trong gia đình; ngoài ra còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch của các thành viên trong gia đình.
Căn cứ xác định quan hệ cha mẹ con
Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân ; do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Trường hợp được xác định là cha, mẹ của con theo một trong ba căn cứ trên mà không nhận con; người khác không được xác định là cha, mẹ của con muốn nhận con thì coi là trường hợp có tranh chấp và cần thực hiện thủ tục tố tụng để xác định cha, mẹ cho con.
Thẩm quyền thực hiện
Theo điều 24 Luật Hộ tịch:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Như vậy, trong trường hợp xác định cha, mẹ, con theo nguyên tắc suy đoán pháp lý (không có tranh chấp) như quy định tại điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình thì sẽ áp dụng theo thủ tục hành chính. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận; được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Đối với trường hợp có tranh chấp thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án nhân dân theo quy định tại khoản 2 điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình:
Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha mẹ con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Thủ tục xác định cha mẹ con
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ gồm có:
- Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu)
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân; hộ chiếu; sổ hộ khẩu của người có yêu cầu và người được nhận là cha, mẹ, con;
- Bản chính; bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con (trong trường hợp nhận con); của người nhận cha, mẹ (trong trường hợp xin nhận cha, mẹ);
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con, gồm có: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định; cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước; nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận; người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Bước 3. Giải quyết yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định; nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch; người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch; Công chức báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ; hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định. Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
Nếu hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ lý do từ chối và ký tên người tiếp nhận.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Trong trường hợp có tranh chấp, thì sẽ được thực hiện theo thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, người có yêu cầu xác định cha mẹ con yêu cầu ra Tòa án và nộp kèm giấy tờ chứng minh cho yêu cầu của mình để Tòa án xem xét giải quyết theo quy định.
Mời bạn đọc xem thêm
- Bổ sung tên cha, mẹ vào giấy khai sinh cho con mới nhất năm 2021
- Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247, chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hộp không có hôn nhân hợp pháp thì căn cứ để xác định mối quan hệ cha mẹ và con sẽ dựa vào:
– Căn cứ vào thời điểm thụ thai thời gian mang thai và thời điểm sinh con
– Căn cứ vào khoảng thời gian hai bên nam nữ quan hệ tình dục
– Căn cứ vào mối quan hệ cha mẹ và con trên thực tế.
Trong trường hợp con sinh ra bằng phương pháp khoa học thì căn cứ để xác định là:
– Căn cứ vào thời kì hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh
– Căn cứ vào sự tự nguyện của cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân, của người cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi
– Căn cứ vào sự kiện sinh đẻ