Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại một khu vực nông thôn miền núi phía Bắc, tôi và một vài người bạn khác muốn thành lập hợp tác xã chăn nuôi để gia tăng sản xuất, phát triển kinh tế, tôi thắc mắc rằng hiện nay khi thành lập hợp tác xã hoạt động chăn nuôi phải đáp ứng điều kiện nào? Thủ tục thành lập hợp tác xã chăn nuôi năm 2023 sẽ thực hiện như thế nào? Mong được luật sư tư vấn giải đáp, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hợp tác xã chăn nuôi được hiểu là như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì hợp tác xã chăn nuôi được pháp luật khái niệm cụ thể như sau:
Hợp tác xã chăn nuôi là hợp tác xã có hoạt động sản xuất chăn nuôi (trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và chăn nuôi khác); dịch vụ chăn nuôi có liên quan; săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan.
Thành lập hợp tác xã hoạt động chăn nuôi phải đáp ứng điều kiện nào?
Hợp tác xã chăn nuôi muốn được cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
– Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
– Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật này;
– Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 Luật này;
– Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 Luật này.
Theo đó, hợp tác xã hoạt động chăn nuôi heo không thuộc ngành, nghề sản xuất, kinh doanh pháp luật cấm nên được phép đăng ký thành lập.
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập hợp tác xã chăn nuôi?
Khi thành lập, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính
Thủ tục thành lập hợp tác xã chăn nuôi năm 2023
* Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được quy định tại Điều 13 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, bao gồm:
– Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật hợp tác xã. Trong đó, gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Điều lệ;
+ Phương án sản xuất, kinh doanh;
+ Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
+ Nghị quyết hội nghị thành lập.
– Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có); số điện thoại; số fax; địa chỉ giao dịch thư điện tử;
+ Ngành, nghề kinh doanh;
+ Vốn điều lệ;
+ Số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên;
+ Họ, tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
* Về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:
– Khi thành lập, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính.
+ Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư;
+ Hợp tác xã đăng ký tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Quyền và nhiệm vụ của cơ quan đăng ký hợp tác xã:
+ Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; cấp, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Hướng dẫn hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện các thủ tục về đăng ký, đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi, tổ chức lại, giải thể và phá sản đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi thẩm quyền; cung cấp thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 23 Nghị định này; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
+ Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi cần thiết;
+ Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Yêu cầu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 56 Luật hợp tác xã;
+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
Hợp tác xã chăn nuôi có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
* Quyền của hợp tác xã được quy định tại Điều 8 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
– Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liêu hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.
– Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.
– Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.
– Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý thành viên, hợp tác xã thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
* Nghĩa vụ của hợp tác xã được quy định tại Điều 9 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
– Thực hiện các quy định của điều lệ.
– Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này.
– Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.
– Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.
– Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.
– Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
– Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
– Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
– Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.
– Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ta thấy hợp tác xã hoạt động chăn nuôi được phép thành lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định. Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng thủ tục đề nghị cấp giấy. Khi hoạt động, hợp tác xã chăn nuôi cần đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục thành lập hợp tác xã chăn nuôi năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về dịch vụ thám tử theo dõi. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
Câu hỏi thường gặp:
Khu vực nào thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi sẽ do HĐND tỉnh quy định.
Thường sẽ là một số đại điểm như: Khu vực các chợ, cơ quan nhà nước, cơ sở y tế, trường học, khu tưởng niệm, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm tham quan, du lịch, khu vực tập trung đông dân cư, khu tái định cư, các công trình công cộng khác
Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
– Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
– Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
– Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
Hợp tác xã được thành lập bởi tối thiểu 7 thành viên và có tư cách pháp nhân