Thủ tục thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

02/10/2021
Thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
731
Views

Thủ tục thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được tiến hành như thế nào? Hãy cùng phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp luật

Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH

Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BTC

Căn cứ pháp luật

Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Căn cứ điều 6 văn bản số 08/VBHN-BTC; quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:

Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;

+ Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

+ Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.

Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới

Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định này và các điều kiện sau:

+ Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;

+ Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm.

+ Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Căn cứ điều 91 văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH; quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:

– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.

– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:

+ Thực hiện việc môi giới trung thực;

+ Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

+ Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Chuẩn bị hồ sơ

– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được lập thành 03 bộ trong đó có 01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao.

+ Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định pháp luật về công chứng .

– Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh.

+ Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước ngoài tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ của Bộ tài chính.

Xử lý hồ sơ

+ Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

+ Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo.

Cấp giấy phép đăng ký hoạt động

+ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

+ Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Thủ tục sau khi được cấp giấy phép

Trong 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đăng báo hàng ngày trong 05 số báo liên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

+ Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

+ Mức vốn điều lệ và số vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

+ Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

+ Số và ngày cấp Giấy phép;

+ Các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ môi giới bảo hiểm được phép kinh doanh.

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép

Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hoàn tất các thủ tục dưới đây để chính thức hoạt động:

+ Chuyển số vốn gửi tại tài khoản phong tỏa thành vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp);

+ Đăng ký mẫu dấu, đăng ký mã số thuế, mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định pháp luật;

+ Thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

+ Thực hiện các thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn các chức danh quản trị, điều hành;

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Sau 12 tháng được cấp giấy phép doanh nghiệp môi giới không hoàn thành các thủ tục theo quy định bị xử lý như thế nào?

Nếu quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép,, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không hoàn tất các thủ tục theo quy định để bắt đầu hoạt động, Bộ Tài chính sẽ thu hồi Giấy phép đã cấp.

Mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm?

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
– Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;
– Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm?

Hồ sơ đăng ký thành lập bao gồm:
– Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
– Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
– Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
– Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận