Người dân Thành phố Hồ Chí Minh được đi lại trong những trường hợp nào?

02/10/2021
Người dân Thành phố Hồ Chí Minh được đi lại trong những trường hợp nào
546
Views

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Sở GTVT hướng dẫn tổ chức giao thông; và một số trường hợp cần thiết giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố; kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 cho đến khi có hướng dẫn mới. Vậy người dân Thành phố Hồ Chí Minh được đi lại trong những trường hợp nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Quyết định số 1740/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 9 năm 2021
  • Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2021
  • Công văn 10399/SGTVT-KT TP.HCM 2021

Nội dung tư vấn

Người dân Thành phố Hồ Chí Minh được đi lại trong những trường hợp nào?

I. Yêu cầu chung:

1. Người tham gia lưu thông phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động); trường hợp không có mã QR, xuất trình một trong các giấy tờ sau: (1) Là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 06 tháng; (2) Đã tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 (ít nhất 01 mũi đối với loại vac xin tiêm 02 mũi và 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

2. Phương tiện giao thông cá nhân chỉ được phép lưu thông trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh; Chỉ được lưu thông liên tỉnh (ra/vào Thành phố) trong một số trường hợp cụ thể theo hướng dẫn tại Mục III Công văn này.

3. Đối với hoạt động vận tải phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 3324/QĐ BCĐ ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh.

Người dân từ TP. HCM đi tới các tỉnh, thành phố khác trong trường hợp cấp bách: đưa đón người bệnh hiểm nghèo; con nhỏ; phụ nữ mang thai…

  • Là người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh dưới 06 tháng hoặc đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 (ít nhất 01 mũi đối với loại vắc xin tiêm 02 mũi và 14 ngày sau tiêm).
  • Có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính còn hiệu lực.
  • Phương tiện di chuyển: Các loại hình vận tải hành khách liên tỉnh; xe ô tô cá nhân (lái xe và người đi cùng phải đáp ứng điều kiện y tế nêu trên).
  • Được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền: Văn bản của UBND tỉnh, thành phố nơi đến hoặc văn bản của Sở GTVT TP. HCM.

Người dân từ các tỉnh, thành phố khác đến TP. HCM trong trường hợp cấp bách:

  • Được UBND tỉnh, thành phố nơi cư trú cho phép, xác nhận.
  • Có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính còn hiệu lực.
  • Đáp ứng về phương tiện vận chuyển (như các trường hợp trên)…

Người dân TP. HCM từ các tỉnh, thành phố khác trở về phải đảm bảo các điều kiện:

  • Có giấy tờ chứng minh thường xuyên cư trú, làm việc tại TP. HCM như: Hộ khẩu; giấy tạm trú; Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân; giấy khai sinh (đối với trẻ em).
  • Có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ).
  • Phương tiện di chuyển: Các loại hình vận tải hành khách liên tỉnh; xe ô tô cá nhân (lái xe và người đi cùng phải đáp ứng điều kiện nêu trên).
  • Được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền: Văn bản của UBND tỉnh, thành phố nơi đi; Văn bản của Sở GTVT TP. HCM.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đơn vị Tổ chức thực hiện tổ chức lưu thông gồm những cơ quan nào?

Công an Thành phố
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận – huyện
Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao
Hiệp hội vận tải và các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Người lao động đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 có cần xét nghiệm không?

Công văn 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 chỉ rõ rằng không thực hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin; liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng. Hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng (Nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).

Quy định về xét nghiệm SARS-COV-2 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh (CSSXKD) cho người lao động đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 thế nào?

– Xét nghiệm sàng lọc với tất cả các trường hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19; như ho, sốt, khó thở… hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
– Xét nghiệm định kỳ cho người lao động

Quy tắc 5K là gì?

5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông · Tư vấn luật

Trả lời