Tạm ngừng kinh doanh là việc các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình trong một thời gian nhất định. Mặc dù là giải pháp không mong muốn nhưng đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp vượt qua được thời kỳ khó khăn và tìm ra những hướng phát triển mới. Luật doanh nghiệp 2020 cho phép doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh nhiều lần. Một câu hỏi được đặt ra là thủ tục tạm ngừng kinh doanh lần 2 được thực hiện như thế nào, có điểm gì khác so với lần đầu. Luật sư 247 sẽ cung cấp các thông tin về thủ tục tạm ngừng kinh doanh lần 2 và dịch vụ tư vấn của chúng tôi thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Quy định pháp luật về tạm ngừng kinh doanh lần 2
Tạm ngừng kinh doanh được quy định chung tại điều 206 Luật Doanh Nghiệp 2020. Theo đó, tạm ngừng kinh doanh có thể được thực hiện chủ động bởi doanh nghiệp; hoặc doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh theo quy định pháp luật.
Luật Doanh nghiệp 2020 không giới hạn số lần doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, do đó doanh nghiệp có thể thực hiện tạm ngừng kinh doanh lần 2, 3, 4,…tùy theo tình hình doanh nghiệp. Trước đây Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về thời hạn tạm ngừng kinh doanh mỗi lần thông báo không được quá một năm và tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm. Hiện nay, Nghị định 01/2021/NĐ-CP vẫn giữ quy định về thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm; nhưng đã bỏ quy định về tổng thời gian tạm ngưng liên tiếp. Do đó doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp mà không giới hạn về thời gian.
Theo điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tạm ngừng kinh doanh có thể coi là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Tuy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị tạm ngừng nhưng doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ: nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động và khách hàng, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Đối với hộ kinh doanh, trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh lần 2
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh bao gồm:
- Thông bao tạm ngừng kinh doanh
- ghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho cá nhân/tổ chức tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh;
Bước 2: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.) và nhận Giấy biên nhận
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
Việc gửi hồ sơ có thể thực hiện qua một trong ba phương thức sau:
- gửi trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- gửi qua dịch vụ bưu chính;
- gửi qua mạng thông tin điện tử.
Bước 3: Doanh nghiệp chờ nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, đăng ký tạm ngừng kinh doanh
Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với hộ kinh doanh
Bước 1: Hộ kinh doanh chuẩn bị hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh bao gồm:
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Bước 2: Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tới Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký (ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh) và nhận Giấy biên nhận.
Bước 3: Hộ kinh doanh chờ nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Mời bạn xem thêm
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm
Hiên nay theo quy định mới của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp mà không giới hạn về thời gian.