Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Tân Thành, sắp tới tôi và bạn bè muốn nhập khẩu một tàu biển đã qua sử dụng về tháo dỡ kiếm chút lời. Tuy nhiên do vốn kiến thức còn hạn hẹp nên tôi không biết thủ tục để nhập khẩu loại tàu đã qua sử dụng này về như thế nào. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 114/2014/NĐ-CP
- Thông tư 37/2015/TT-BGTVT
Nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng?
Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định.
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam; thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ.
Doanh nghiệp nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định.
Thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ?
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 37/2015/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và Nghị định 114/2014/NĐ-CP về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng quy định: Tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhưng không vượt quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam; thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 (một trăm tám mươi) ngày kể từ ngày đưa tàu vào cơ sở phá dỡ.
Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển để phá dỡ:
“- Có đăng ký ngành nghề kinh doanh nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ;
– Có các bộ phận chuyên trách thực hiện nghiệp vụ về nhập khẩu; pháp luật hàng hải; an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
– Có vốn pháp định tối thiểu 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt Nam.”
Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ có hiệu lực thực hiện trong 05 (năm) năm kể từ ngày cấp. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Hồ sơ phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ gồm các giấy tờ dưới đây:
a) Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
b) Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản gốc);
c) Hợp đồng mua bán tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
d) Biên bản bàn giao tàu biển nước ngoài (01 bản gốc);
đ) Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
e) Văn bản chứng nhận tình trạng sở hữu của tàu biển (01 bản gốc);
g) Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
h) Bản kê danh mục vật liệu trên tàu của chủ tàu (01 bản gốc);
i) Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch phá dỡ tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
Căn cứ hồ sơ nhập khẩu tàu biển quy định nêu trên, quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác có liên quan của pháp luật, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ thực hiện theo các bước sau:
+ Phê duyệt chủ trương mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ.
+ Lựa chọn tàu, xác định giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ.
+ Lập, phê duyệt dự án mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ. Dự án mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, kế hoạch phá dỡ tàu biển, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác.
Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ là gì?
Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ là mẫu đơn đề nghị được doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển lập ra để gửi tới cục Hàng hải Việt Nam đề nghị với cơ quan này về việc cấp giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ được doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển lập ra để đề nghị cơ quan có thẩm quyền mà ở đây là Cục Hàng hải Việt Nam về việc cấp giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét về điều kiện nhập khẩu tàu biển này đã đúng chưa và có đủ để cấp giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp này hay không. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin cấp giấy phép … Mẫu được ban hành theo Nghị định 82/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: hóa đơn điện tử hợp lệ, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Ai cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ?
- Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá?
- Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển
Câu hỏi thường gặp
+ Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
+ Tàu công-ten-nơ.
+ Tàu chở quặng.
+ Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
+ Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
+ Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
+ Giàn khoan nổi.
+ Giàn khoan tự nâng.
+ Tàu chứa nổi.
+ Phương tiện chứa nổi và chuyển tải sản phẩm.
+ Các loại tàu biển khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Tại Điều 17 Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ bằng vốn nhà nước được thực hiện theo trình tự như sau:
– Lựa chọn tàu biển, dự kiến giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu biển;
– Lập, thẩm định, phê duyệt dự án mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, hiệu quả kinh tế và môi trường;
– Quyết định mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
– Chủ tàu có văn bản xác nhận và chịu trách nhiệm về việc cam kết tàu biển không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải;
– Không được hoán cải, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại.