Thủ tục nhận lại tiền bảo hiểm y tế năm 2022

08/06/2022
Thủ tục nhận lại tiền bảo hiểm y tế
1645
Views

BHYT sẽ giúp bạn chi trả một phần chi phí khám chữa bệnh. Đồng thời Bộ y tế đang có quy định tăng chi phí khám, chữa bệnh đối với các các nhận không tham gia bảo hiểm y tế. Vì thế, tham gia BHYT tự nguyện sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí nếu phải khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công cộng. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Thủ tục nhận lại tiền bảo hiểm y tế” qua bài viết sau đây nhé!

Quy định về bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bảo hiểm y tế giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe…trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn…

Bảo hiểm y tế của nhà nước cơ cấu và tổ chức nhằm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. BHYT do nhà nước cung cấp không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội. Vì thế, người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định của của luật bảo hiểm mà nhà nước ban hành.

Căn cứ theo theo Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 20. Hoàn trả tiền đóng BHYT

1.Người đang tham gia BHYT theo đối tượng tại Khoản 4, 5 Điều 17 được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợp sau:

1.1. Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT);

Theo khoản 1, Điều 20 của Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: Người đang tham gia BHYT theo đối tượng tại Khoản 4, 5 Điều 17 được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợp sau:

– Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT).
– Được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT;
– Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

2.Số tiền hoàn trả

Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian còn lại thẻ BHYT có giá trị sử dụng. Thời gian còn lại thẻ có giá trị sử dụng được tính từ thời điểm sau đây đến hết thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT”.

Như vậy: khi được cấp thẻ, bạn sẽ được hoàn trả lại số tiền đã đóng BHYT mà chưa được sử dụng.

Thủ tục đề nghị nhận lại tiền BHYT

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

“Điều 26. Hoàn trả tiền đã đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện người có từ 2 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau, người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng

1.Thành phần hồ sơ

1.1. Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

1.2. Sổ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH.

1.3. Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết.

2.Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.

Như vậy, hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Thẻ BHYT tham gia theo hộ gia đình còn giá trị sử dụng;

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Nơi nộp: Nộp cho cơ quan BHXH nơi bạn được cấp thẻ BHYT.

Vậy, thủ tục bao gồm các bước sau:

Thủ tục nhận lại tiền bảo hiểm y tế
Thủ tục nhận lại tiền bảo hiểm y tế

Bước 1. Nộp hồ sơ 

Người đóng trùng BHYT liên hệ với cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHYT hoặc đơn vị nơi mình đóng BHYT để được hỗ trợ.

Người tham gia BHYT hoặc đơn vị tham gia BHYT cho người lao động cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Mẫu D02-TS (Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN) (nếu có).
  • Tất cả sổ BHXH của người lao động có thời gian đóng BHXH trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH.
  • Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết.

Người lao động nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH nơi người lao động tham gia BHXH.

Bước 2: Chờ giải quyết

Sau khi nộp hồ sơ xong người lao động hoặc đơn vị chờ giải quyết. Cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hồ sơ cho người lao động và gửi thông báo đến người lao động. 

Trong trường hợp hồ sơ không được giải quyết cần gửi thông báo đến người lao động và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận tiền đóng BHYT

Người lao động nhận tiền BHYT theo lịch hẹn trực tiếp tại cơ quan BHXH. Hoặc nhận qua tài khoản cá nhân, qua đường bưu điện hoặc qua đơn vị nơi người lao động đang tham gia BHXH.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục nhận lại tiền bảo hiểm y tế”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, trích lục khai tử, mẫu trích lục hồ sơ địa chính, cấp bản sao trích lục hộ tịch, xin giấy phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Số tiền hoàn trả và thời điểm hoàn trả BHYT như thế nào?

Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm sau đây:
– Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại Điểm 1.1 Khoản 1 Quyết định 595.
– Từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực đối với đối tượng tại Điểm 1.2 Khoản 1 Quyết định 595.
– Từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại Điểm 1.3 Khoản 1 Quyết định 595.

Đóng trùng BHYT được nhận lại tiền không?

Căn cứ theo Khoản 2.5, Điều 2 của Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định như sau: 
“Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.”
Mặt khác, tại Điều 20, Quy trình thu ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH cũng quy định. Người tham gia BHYT nếu thuộc các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ hoặc tham gia theo BHYT hộ gia đình sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT nếu:
Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó.
Được ngân sách Nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT.
Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

Mất thẻ BHYT có được cấp lại không?

Theo Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014), người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được cấp lại thẻ BHYT trong trường hợp bị mất như sau:
– Người bị mất thẻ BHYT phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Với quy định này, có thể thấy, chỉ cần có đơn đề nghị cấp lại thẻ gửi cơ quan BHXH, người bị mất thẻ BHYT sẽ được cấp lại thẻ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.