Thủ tục nhận con khi chưa đăng ký kết hôn năm 2022 như thế nào?

26/10/2022
Thủ tục nhận con khi chưa đăng ký kết hôn năm 2022 như thế nào?
299
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi và vợ đã chung sống với nhau được một thời gian dài và có một người con chung đã 2 tuổi, tuy nhiên chúng tôi chưa đăng ký kết hôn. Giờ tôi muốn làm thủ tục nhận con nhưng cán bộ hộ tịch xã yêu cầu phải có giấy xét nghiệm ADN. Tôi có thắc mắc thủ tục nhận con khi chưa đăng ký kết hôn hiện nay như thế nào? Không đăng ký kết hôn có thể làm giấy khai sinh cho con được không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Không đăng ký kết hôn có thể làm giấy khai sinh cho con được không?

Căn cứ tại Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quyền được khai sinh, khai tử như sau:

“Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử

1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.

2. Cá nhân chết phải được khai tử.

3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.

4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.”

Theo quy định trên cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Vì vậy, trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì con vẫn được đăng ký khai sinh.

Đăng ký nhận cha, mẹ, con ở đâu?

Nhận cha, mẹ, con là quyền của công dân được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình. Cha mẹ có quyền nhận con, con có quyền nhận cha mẹ kể cả khi người được nhận đã chết.

Hiện nay, thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định trong Luật Hộ tịch ban hành năm 2014. Theo đó, thông thường, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Đối với trường hợp thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa:

– Công dân Việt Nam với người nước ngoài;

– Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;

– Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;

Thủ tục nhận con khi chưa đăng ký kết hôn như thế nào?
Thủ tục nhận con khi chưa đăng ký kết hôn như thế nào?

– Người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam;

thì thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc về UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.

Thủ tục nhận con khi chưa đăng ký kết hôn năm 2022 như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo hướng dẫn tại Điều 25, 44 Luật Hộ tịch, muốn tiến hành làm thủ tục nhận cha, mẹ, con cần chuẩn bị các giấy tờ sau, nộp tại UBND cấp có thẩm quyền giải quyết:

– Tờ khai theo mẫu quy định;

– Giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con;

– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân người nước ngoài (đối với trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau).

Bước 2: Nộp hồ sơ

* Đối với trường hợp không có yếu tố nước ngoài:

– Nộp đủ hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con;

– Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch. Thời gian giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ;

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

* Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài:

– Nộp đầy đủ hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.

– Công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND cấp xã. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, hồ sơ.

Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Giấy tờ nào chứng minh được mối quan hệ cha, mẹ, con?

Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Như vậy, từ ngày 16/7/2020 khi Thông tư 04 có hiệu lực, chứng cứ chứng minh quan hệ cha – con, mẹ – con nới lỏng hơn so với trước đây. Ngoài văn bản của cơ quan y tế, giám định xác nhận quan hệ cha – con, mẹ – con như kết qả DNA thì chỉ cần các bên lập văn bản cam đoan về mối quan hệ và có 02 người làm chứng cũng được chấp nhận.

Cha mẹ không đăng ký kết hôn thì con có được nhập hộ khẩu không?

Căn cứ Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:

“1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

…”

Theo đó, cha mẹ không đăng ký kết hôn thì con vẫn được nhập hộ khẩu nếu chủ hộ đồng ý.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Thủ tục nhận con khi chưa đăng ký kết hôn năm 2022 như thế nào?” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có lời giải đáp như: dịch vụ thám tử tận tâm hay sử dụng dịch vụ thám tử theo dõi chồng ngoại tình… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn giải quyết thủ tục nhận con khi chưa đăng ký kết hôn là bao lâu?

Theo quy định hiện hành, thông thường trong 3 ngày làm việc

Điều kiện để thực hiện thủ tục nhận con khi chưa đăng ký kết hôn là gì?

Để được nhận cha, mẹ, con, bạn cần đảm bảo các điều kiện sau:
Bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều còn sống;
Việc nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp.
Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Lệ phí thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha con khi chưa đăng ký kết hôn là bao nhiêu?

Lệ phí thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con được tính theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.


5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.