Thủ tục mua hoá đơn lẻ tại Chi cục Thuế
Hiện nay, hoá đơn lẻ xuất hiện vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ được về loại hoá đơn này. Để làm rõ hơn về hoá đơn lẽ lẫn thủ tục mua hoá đơn lẻ tại Chi cục thuế năm 2022, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 11/VBHN-BTC xác thực ngày 09/05/2018
Hoá đơn lẻ là gì?
Để hiểu được thủ tục mua hoá đơn lẻ tại Chi cục thuế, trước tiên, ta cần hiểu được Hoá đơn lẻ là gì. Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 11/VBHN-BTC, hoá đơn lẻ là hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh.
Đối tượng được mua hoá đơn lẻ tại Chi cục thuế
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 11/VBHN-BTC, các đối tướng được mua hoá đơn lẻ của Chi cục thuế bao gồm:
- Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
- Hộ, cá nhân kinh doanh
- Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Thủ tục mua hoá đơn lẻ tại Chi cục thuế năm 2022
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mua hoá lẻ tại Chi cục thuế
Căn cứ theo khoản 2 Thông tư 11/VBHN-BTC, cá nhân, tổ chức khi mua hoá đơn lẻ của Chi cục thuế phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị mua hoá đơn (sẽ được đính kèm ở phía dưới bài viết)
- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân (1 bản photo, 1 bản chính để đối chiếu)
- Hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ hoặc giấy mua bán hàng hóa (02 bản trong đó có ít nhất 01 bản chính)
- Tờ khai thuế GTGT, thu nhập cá nhân (02 bản)
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với tổ chức 03 bản)
- Biên lai nộp thuế (02 bản photo).
- Nếu mua hoá đơn lần đầu, tổ chức cá nhân phải có văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền. (sẽ được đính kèm ở dưới bài viết)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ mua hoá đơn lên Chi cục Thuế. Cần lưu ý: Nơi nộp là Cơ quan quản lý thuế trực tiếp tại địa bàn nơi cấp mã số thuế hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên sổ hộ khẩu/chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
Bước 3: Thụ lý hồ sơ và nhận hoá đơn lẻ
Chi cục Thuế thụ lý và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, Chi cục thuế thực hiện bán hoá đơn cho người nộp hồ sơ. Cần lưu ý khi đến mua hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn.
Trách nhiệm của Chi cục thuế khi bán hoá đơn lẻ
Trách nhiệm của Chi cục thuế khi bán hoá đơn lẻ được quy định rõ tại điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư 11/VBHN-BTC. Theo đó, Chi cục thuế phải bán hoá đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng. Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển năm mươi (50) số cho mỗi loại hóa đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo. Đối với các lần mua hóa đơn sau, căn cứ đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày, số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.
Bên cạnh đó, trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh doanh hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không thu tiền.
Mẫu đơn đề nghị mua hoá đơn
Mẫu đơn đề nghị mua hoá đơn là mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 11/VBHN-BTC. Bạn đọc có thể tải xuống mẫu dưới đây
Mẫu cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền
Mẫu cam kết này là mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 11/VBHN-BTC. Bạn đọc có thể tải xuống mẫu dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu đề nghị cấp hoá đơn lẻ mới năm 2022
- Hộ kinh doanh có cần hoá đơn đầu vào không
- Mẫu quyết định sử dụng hoá đơn điện tử mới hiện nay ra sao
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục mua hoá đơn lẻ tại Chi cục thuế. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như đăng ký thành lập doanh nghiệp, thủ tục nộp thuế thu nhập cá nhân, trích lục sổ hộ khẩu cũ, Quý khách vui lòng gọi qua hotline để được hỗ trợ
Hotline: 0833.102.102
Hoặc qua các kênh khác:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
TikTok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Hóa đơn do Cục Thuế đặt in được bán theo giá bảo đảm bù đắp chi phí gồm: giá đặt in và phí phát hành. Cục trưởng Cục Thuế quyết định và niêm yết giá bán hóa đơn theo nguyên tắc trên. Cơ quan thuế các cấp không được thu thêm bất kỳ khoản thu nào ngoài giá bán đã niêm yết.
Trường hợp 1: Hai bên lập biên bản về hủy hóa đơn điện tử có sự đồng ý và xác nhận của cả 02 bên, xác định thời gian có hiệu lực. Sau đó bên bán sẽ lập hóa đơn điện tử mới gửi cho bên mua và phải có nội dung “hóa đơn này thay thế cho hóa đơn số, ký hiệu, ngày tháng năm)
Trường hợp 2: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn có chữ ký của hai bên và ghi rõ sai sót; tiếp đó bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Và sau khi lập hóa đơn điều chỉnh, cả 02 bên sẽ thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật.