Trong cuộc sống hôn nhân, vì những lí do khách quan và chủ quan khác nhau mà vợ chồng không hòa hợp, từ đó dẫn đến rời bỏ nhau. Về mặt pháp lí, đây được gọi là ly hôn. Khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai người không muốn tiếp tục hôn nhân thì có thể thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy ly hôn trong những trường hợp đặc biệt như vợ hoặc chồng đi tù thì phải làm thế nào? Thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng đi tù được thực hiện ra sao? Có cần giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân hay trích lục khai sinh không? Cụ thể, mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn
Khái niệm chung
Kết hôn là gì?
Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân; là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Khi thực hiện kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Đăng ký kết hôn là gì?
Giấy chứng nhận kết hôn hay giấy đăng ký kết hôn, trước đây còn gọi là Hôn thú hay giấy giá thú là một loại giấy tờ hộ tịch nhân thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các chủ thể khác công nhận và xác nhận một người có vợ hay có chồng theo quy định của luật pháp về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Ly hôn là gì?
Ly hôn hay còn gọi là ly dị là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng; hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.
Pháp luật ly hôn thay đổi đáng kể trên toàn thế giới nhưng trong hầu hết các nước; nó đòi hỏi phải có phán xử của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo một thủ tục pháp lý nhất định. Thủ tục pháp lý cho việc ly dị cũng có thể liên quan đến các vấn đề hỗ trợ vợ chồng, nuôi con; hỗ trợ trẻ em, phân phối tài sản và phân chia các khoản nợ. Trong trường hợp một vợ một chồng là pháp luật, ly hôn cho phép mỗi bên có quyền kết hôn tiếp.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn
Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định. Từ đó có thể hiểu, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn là Tòa án nhân dân và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để xác định Tòa án cụ thể.
– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
– Trường hợp ly hôn không có yếu tố nước ngoài: thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai vợ chồng cư trú; hoặc cả hai vợ chồng cư trú (ly hôn thuận tình); nơi bị đơn cư trú (ly hôn đơn phương).
– Trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài: thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh (trừ Khoản 4 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
Hồ sơ cần thiết
Để tiến hành thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng đang đi tù,cần chuẩn bị hồ sơ gồm giấy tờ như sau:
– Đơn xin ly hôn.
– CMND/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; hộ khẩu (yêu cầu sao y bản chính);
– Yều cầu cần cung cấp đầy đủ giấy tờ đăng ký kết hôn (Bản chính giấy đăng ký kết hôn; Nếu không có bản chính thì nộp bản sao có chứng thực);
– Nếu hai vợ chồng có con thì cung cấp bản sao có chứng thực giấy khai của con;
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản cần Tòa án phân chia (nếu có);
– Trình những văn bản; tài liệu hay những chứng nào liên quan đến tài sản của hai vợ chồng (nếu có tranh chấp tài sản);
– Bản sao hộ khẩu thường trú của vợ và chồng;
– Trường hợp hai vợ chồng kết hôn tại Việt Nam mà một trong hai người (vợ – chồng xuất cảnh; và không có địa chỉ cụ thể bên nước ngoài thì cần giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xuất cảnh của một trong hai vợ hoặc chồng.
– Các giấy tờ liên quan đến việc đang thụ án giam của vợ hoặc chồng (bao gồm cả bản án, quyết định thi hành án phạt tù).
Thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng đi tù
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Lưu ý: khi giao nộp hồ sơ khởi kiện; nguyên đơn có quyền được nhận “Biên bản bàn giao tài liệu, chứng cứ” do cán bộ tòa án cung cấp (có dấu đỏ của Tòa án).
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí ly hôn.
Trong thời hạn (08) ngày làm việc kể từ khi nộp 01 bộ hồ sơ đầy đủ tới tòa án; nguyên đơn có quyền nhận được “Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí ly hôn”. Sau đó, nguyên đơn thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí ly hôn.
Bước 4: Theo sự thông báo và hướng dẫn của Tòa án, bên có yêu cầu ly hôn có nghĩa vụ có mặt tại các phiên làm việc theo quy định khi tòa án giải quyết vụ án ly hôn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng đi tù“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Trình tự, thủ tục xin cấp trích lục bản đồ địa chính hiện nay
Câu hỏi liên quan
– Ly hôn thuận tình: vợ chồng phải nộp là 300.000 đồng.
– Ly hôn không có giá ngạch: Được áp dụng cho các trường hợp ly hôn đơn phương có tranh chấp về tài sản nhưng tài sản tranh chấp không thể trị giá được bằng tiền. Mức án phí hiện nay là 300.000 đồng.
– Ly hôn có giá ngạch: Được áp dụng cho các trường hợp ly hôn có tranh chấp về tài sản là tiền hoặc tài sản có thể trị giá được bằng tiền. Mức án phí được xác định dựa trên giá trị tài sản đương sự yêu cầu giải quyết. Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp được miễn giảm tiền án phí, lệ phí ly hôn thì có thể làm Đơn xin miễn giảm án phí, lệ phí gửi Tòa án để được xem xét miễn giảm.
Khi thực hiên thủ tục hòa giải trong ly hôn có thể xảy ra hai trường hợp:
– Hòa giải thành công: nghĩa là vợ chồng có thể hàn hắn lại;
– Hòa giải không thành: sau khi tiến hành các phương thức hòa giải thì vợ chồng vẫn quyết định ly hôn.
Câu trả lời là có. Cụ thể:
– Phí mua đơn khởi kiện ly hôn
– Phí soạn đơn ly hôn
– Phí thu thập tài liệu, chứng cứ
– Phí giám định, định giá tài sản tranh chấp
– Các loại phí, lệ phí nhà nước khác