Thủ tục đổi tên đệm cho người lớn được quy định ra sao?

29/05/2022
Thủ tục đổi tên đệm cho người lớn được quy định ra sao?
1193
Views

Chào Luật sư, tôi muốn thay đổi tên đệm thì có được không? Tôi có nghe nói việc thay đổi tên đệm cho trẻ em còn người lớn thế nào thì tôi không biết. Luật quy định như thế nào đối với việc thay đổi tên đệm cho người lớn? Thủ tục đổi tên đệm cho người lớn được quy định ra sao? Thay đổi tên đệm có tốn nhiều thời gian hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Một trong những quyền nhân thân của con người theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 đó là quyền được thay đổi tên. Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015. Thủ tục đổi tên đệm cho người lớn được quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Luật Hộ tịch năm 2014

Trường hợp cần thay đổi, cải chính Giấy khai sinh

  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
  • Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.
  • Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
  • Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
  • Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
  • Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
Thủ tục đổi tên đệm cho người lớn được quy định ra sao?
Thủ tục đổi tên đệm cho người lớn được quy định ra sao?

Thủ tục đổi tên đệm cho người lớn được quy định ra sao?

Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.“

Thủ tục thay đổi tên của người lớn như thế nào?

Thủ tục thay đổi tên của cá nhân thực hiện theo thủ tục đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hộ tịch năm 2014.

Thẩm quyền giải quyết

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người CHƯA ĐỦ 14 TUỔI; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ ĐỦ 14 TUỔI TRỞ LÊN cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.

Hồ sơ cần chuẩn bị

– Tờ khai đăng ký thay đổi hộ tịch theo mẫu kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP;

– Giấy khai sinh (Bản sao y có chứng thực hoặc bản sao do UBND cấp);

– CMND/CCCD (nếu có) (sao y có chứng thực);

– Giấy tờ khác (nếu cần).

Thủ tục đổi tên đệm cho người lớn được quy định ra sao?
Thủ tục đổi tên đệm cho người lớn được quy định ra sao?

Trình tự thực hiện

B1. Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

B2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định; nếu thấy việc thay đổi; cải chính hộ tịch là có cơ sở; phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Video Luật sư X giải đáp thắc mắc đổi tên khai sinh

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề; “Thủ tục đổi tên đệm cho người lớn được quy định ra sao?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; , tạm dừng công ty, Hợp pháp hóa lãnh sự; Tra cứu thông tin quy hoạch; mẫu đơn xin giải thể công ty; Thành lập công ty; Xin giấy phép bay Flycam; Bảo hộ bản quyền tác giả; xác nhận độc thân, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký hộ kinh doanh …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền cải chính tên đệm của người lớn?

Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.

Thẩm quyền cải chính tên đệm của người dưới 14 tuổi?

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;

Quyền thay đổi tên theo Luật dân sự có gì cần chú ý?

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

5/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.