Kính chào Luật sư. Công ty nhà tôi chuyên vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô. Vốn dĩ là do bố tôi đứng tên mở ra, nhưng bố tôi đã già và có ý định nghỉ hưu nên muốn cho tôi đứng tên. Theo như tôi tìm hiểu thì việc này sẽ thay đổi người đại diện theo pháp luật và phải đổi Giấy phép kinh doanh vận tải. Luật sư cho tôi hỏi: Thủ tục đổi Giấy phép kinh doanh vận tải năm 2022 như thế nào? Tôi cần chuyển bị giấy tờ gì? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Hoạt động kinh doanh vận tải là gì?
Theo quy định tại Điều 64 Luật Giao thông đường bộ 2008
- Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa. Kinh doanh vận tải là việc sử dụng các phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa, hành khách trên đường bộ, đường sắt, trên đường hàng không, đường thủy… để sinh lợi
- Hoạt động vận tải đường bộ phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải.
Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?
Giấy phép kinh doanh xe vận tải là giấy chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, để cho các doanh nghiệp này có thể kinh doanh một cách hợp pháp, đáp ứng được điều kiện theo quy định của luật. Hiện nay, các lĩnh vực phải xin giấy phép này bao gồm:
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định;
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng;
- Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô;
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
Các trường hợp đổi Giấy phép kinh doanh vận tải
Đổi giấy phép kinh doanh vận tải là cách nói phổ thông của việc xin cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải.
Đơn vị kinh doanh vận tải cần xin cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải trong các trường hợp sau:
– Trường hợp do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh
– Trường hợp Giấy phép kinh doanh hết hạn
– Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hư hỏng
Hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép kinh doanh vận tải
Căn cứ Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:
Xin cấp lại do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh
Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại;
Giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó;
Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh (tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh; Người đại diện hợp pháp; Các hình thức kinh doanh). Việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó.
Xin cấp lại do bị mất hoặc hư hỏng
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Giấy phép kinh doanh bị hư hỏng (đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng)
c) Văn bản có xác nhận của Công an xã, phường nơi đơn vị kinh doanh vận tải trình báo mất Giấy phép kinh doanh.
Thủ tục đổi Giấy phép kinh doanh vận tải năm 2022
Thủ tục đổi do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh, bị thu hồi Giấy phép kinh doanh
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:
Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Thủ tục đổi do Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:
Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Giấy phép kinh doanh vận tải hết hạn thì phải làm sao?
Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP, giấy phép kinh doanh có giá trị trong vòng 07 năm và khi hết hạn phải làm thủ tục xin cấp lại. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP không còn quy định về thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải và không có quy định cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải do hết hạn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Thủ tục đổi Giấy phép kinh doanh vận tải năm 2022“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tại mẫu giấy xác nhận độc thân; mẫu đơn xin giải thể công ty…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
- Đã cấp chứng chỉ luật sư có được bổ nhiệm làm thừa phát lại không?
- 5 trường hợp được vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 5 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định :
Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;
Lệ phí đổi giấy phép kinh doanh vận tải phụ thuộc vào quy định tại các tỉnh thành khác nhau. Nhưng lệ phí thường thấy là 50.000 đồng/lần cấp.
Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải có thể tìm tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.