Đối với một vụ kiện dân sự; trong nhiều trường hợp đương sự sẽ bị tạm giữ; tạm thu tiền; tài sản để phục vụ cho việc thi hành án dân sự; đối với nhiều vụ việc số tiền đó hay tài sản đó là rất lớn; có giá trị;… họ thường thắc mắc là tài sản đó có được trả lại không? Thủ tục để nhận lại tài sản thi hành án thực hiện như thế nào? Bao lâu thì được nhận lại tài sản? … Và còn rất nhiều vấn đề khác. Sau đây; Luật sư X sẽ giải đáp các thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây! Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thủ tục để nhận lại tài sản thi hành án
Bước 1: Ra quyết định trả lại tài sản
Điều 126 Luật Thi hành án dân sự quy định: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền; tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án; quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự.
Bước 2: Thực hiện trả lại tài sản thi hành án
Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ; Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản.
Thứ tự trả lại tài sản thi hành án
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật THADS; Số tiền thi hành án; sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115; thì được thanh toán theo thứ tự sau đây:
- Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
- Án phí, lệ phí Tòa án;
- Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.
Phương thức trả lại tài sản thi hành án
Trường hợp 1
Trường hợp có nhiều người được thi hành án; thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:
- Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự như phân tích trên; trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án; thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;
- Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó; số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán;
- Sau khi thanh toán theo quy định; số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.
Trường hợp 2
Trường hợp xử lý tài sản cầm cố; thế chấp mà bên nhận cầm cố; thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án; quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể; thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp; bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố; thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó; chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115.
Trường hợp xử lý tài sản cầm cố; thế chấp mà bên nhận cầm cố; thế chấp không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố; thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản theo quy định.
Trường hợp 3
Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản; được quy định tại Điều 54 Luật phá sản 2014; cụ thể như sau:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Ngoài ra; sau khi đã thanh toán đủ các khoản trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông của công ty cổ phần;
- Thành viên của Công ty hợp danh.
Mất bao lâu để được nhận lại tài sản thi hành án?
Điều 28 Luật THADS quy định Tòa án đã ra bản án; quyết định phải chuyển giao bản án; quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật; trừ trường hợp Bản án; quyết định tại điểm a, b, Khoản 2 Điều 2 của Luật THADS.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự; kể từ ngày nhận được Bản án; quyết định của Tòa án chuyển giao; trong thời hạn 05 ngày làm việc; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án.
Tiếp theo tại khoản 5 Điều 47; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, tài sản thi hành án; Chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán tiền; trả tài sản thi hành án quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu đơn kiện đòi nợ mới nhất năm 2022
- Chia tài sản khi ly hôn: Cần biết gì để không bị thiệt
- Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan
Xử lý tài sản thi hành án mà đương sự không nhận lại
Trường hợp đương sự không đến nhận thì tiền; tài sản đó được xử lý như sau:
- Hết thời hạn 15 ngày; Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.
- Hết thời hạn 03 tháng; Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn; đồng thời thông báo cho đương sự.
- Hết thời hạn 05 năm; mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng; thì cơ quan THADS làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng; thì Thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết định tiêu huỷ và tổ chức tiêu huỷ tài sản theo quy định.
Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản; nhân thân của đương sự; thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận; Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định.
Trường hợp tài sản trả lại là tiền Việt Nam; ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng; cơ quan THADS trong quá trình bảo quản và đương sự từ chối nhận; thì cơ quan THADS đề nghị Ngân hàng nhà nước đổi tiền mới có giá trị tương đương để trả cho đương sự.
Đối với tài sản là tiền Việt Nam; ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được không do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng; cơ quan THADS mà đương sự từ chối nhận; thì cơ quan THADS giao cho Ngân hàng nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục để nhận lại tài sản thi hành án năm 2022 “.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Việc thông báo được thực hiện trực tiếp, qua bưu điện hoặc niêm yết công khai theo quy định tại Điều 39 Luật THADS.
– Việc đương sự nhận tiền, tài sản, giấy tờ được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan THADS hoặc thông qua bưu điện.
– Quyết định trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ;
– Ghi nhận kết quả:
+ Trường hợp trả tiền cho đương sự: Phiếu chi tiền.
+ Trường hợp trả tài sản cho đương sự: Biên bản Giao, nhận tài sản thi hành án.
+ Trường hợp xử lý tiền, tài sản đương sự không nhận, tiền được sung quỹ nhà nước: Phiếu thu, Biên lai thu tiền nộp NSNN, Giấy nộp tiền vào NSNN.
+ Trường hợp tiêu hủy tài sản: Quyết định tiêu hủy tài sản, Biên bản tiêu hủy tang vật, tài sản.
Tại khoản 3 Điều 101 Luật phá sản 2014; quy định trong trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định của thứ tự thanh toán; thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.