Thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm năm 2022

22/09/2022
Thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm năm 2022
396
Views

Khi bắt đầu kinh doanh, thành lập doanh nghiệp yếu tố để khách hàng quan tâm, nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp chính là logo, nhãn hiệu của sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất. Đặc biệt đối với thị trường thực phẩm thì thương hiệu khác biệt, sáng tại sẽ gây được ấn tượng cho người tiêu dùng; vậy nên việc đăng ký thương hiệu cho thực phẩm là việc làm rất quan trọng. Tại bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn đọc thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm hiện nay. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện đăng ký thương hiệu thực phẩm?

Theo quy định, để được cơ quan nhà nước làm thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ trước hết phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Điều kiện này được hiểu là thương hiệu đó phải được nhận thức, cảm nhận bằng thị giác của con người chứ không phải là vô hình thông qua việc nhìn ngắm, quan sát nhãn hàng hóa và thấy được thương hiệu của hàng hóa đó để phân biệt với hàng hóa dịch vụ khác.

Hay có thể hiểu rằng thương hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định để con người có thể nhìn thấy được. Để có thể như vậy, thương hiệu phải tồn tại dưới dạng chữ viết, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Ví dụ thương hiệu dưới dạng chữ viết như thương hiệu của nước giải khát Pepsi là dòng chữ pepsi chữa trắng trên nền xanh

Tuy là thương hiệu có thể nhìn thấy được nhưng pháp luật lại quy định dấu hiệu đó không được bảo hộ với danh nghĩa thương hiệu khi thương hiệu đó thuộc một trong các trường hợp:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Thứ hai, thương hiệu đó phải có khả năng phân biệt với dịch vụ, hàng hóa của chủ sở hữu thương hiệu với dịch vụ, hàng hóa của chủ thể khác. Thương hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dế ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019.

Thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm
Thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm?

Khi có nhu cầu đăng ký thương hiệu, việc đầu tiên cần thực hiện là chuẩn bị bộ hồ sơ theo hướng dẫn sau đây:

  • Đơn đăng ký thương hiệu theo mẫu tại Phụ lục ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;
  • Mẫu thương hiệu dự định đăng ký;
  • Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu;
  • Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên đăng ký nếu có;
  • Văn bản ủy quyền, khi ủy quyền cho cá nhân đi nộp hồ sơ, nhận kết quả;
  • Chứng từ nộp lệ phí, phí đăng ký sở hữu công nghiệp;
  • Giấy tờ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật.

Cách đăng ký thương hiệu thực phẩm?

Bước 1: Tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ thương hiệu trước khi đăng ký

Việc tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ không phải là yêu cầu bắt buộc trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm. Tuy nhiên, lợi ích của việc tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu thì rất lớn, cụ thể:

  • Giúp Doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh: Do việc tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ của một thương hiệu thường chỉ mất 3-4 ngày và sau khi có kết quả tra cứu đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nếu thương hiệu có khả năng phân biệt, không trùng với các thương hiệu khác.
  • Giúp Doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về tài chính: Thông thường, nhiều doanh nghiệp sau khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ tiến hành việc in ấn nhãn mác bao bì sản phẩm, thực hiện việc quảng bá thương hiệu sản phẩm… đây là khoản chi phí không hề nhỏ đối với mỗi doanh nghiệp. Nhưng tất cả các sản phẩm này đều không được sử dụng nếu thương hiệu đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu đang được bảo hộ của người khác. Bên cạnh đó, các chi phí nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ không được hoàn trả trong trường hợp đơn đăng ký bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối bảo hộ do thương hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký thương hiệu Thực phẩm

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, Người nộp đơn có thể trực tiếp hoặc Ủy quyền cho người đại diện nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá tính hợp lệ của đơn đăng ký thương hiệu. Thời gian thẩm định hình thức là 30 ngày kể từ ngày nộp đơn.

Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu về hình thức như: Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

Nếu đơn đăng ký thương hiệu có thiếu sót: Cục sẽ ra Thông báo dự định từ chối và yêu cầu khắc phục các thiếu sót đó.

Bước 4: Công bố đơn đăng ký thương hiệu thực phẩm:

Đơn đăng ký thương hiệu nếu được chấp thuận hợp lệ về hình thức sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời gian 2 tháng. Kể từ thời điểm công bố bên thứ ba sẽ biết được thông tin về đơn đăng ký thương hiệu và có quyền có ý kiến phản đối cấp gửi Cục Sở hữu trí tuệ xem xét.

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu:

Đây chính là việc Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đánh giá thương hiệu có khả năng bảo hộ hay không dựa theo các điều kiện bảo hộ.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn. Khi kết thúc việc Thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có Thông báo Dự định cấp văn bằng bảo hộ và thông báo nộp phí cấp Văn bằng bản hộ hoặc Thông báo Dự định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ. Người nộp đơn có quyền có ý kiến bằng văn bản gửi Cục Sở hữu trí tuệ xem xét dự định từ chối và thực hiện quyền khiếu nại sau khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Bước 6: Nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ hoặc Khiếu nại quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ (nếu có căn cứ)

Sau khi nhận được Thông báo Dự định cấp văn bằng bảo hộ và nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc ủy quyền nộp lệ phí cấp Văn bằng. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nộp lệ phí Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Văn bằng bảo hộ.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Nếu quý khách có nhu khác như soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, thành lập công ty ở Việt Nam,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp:

Vì sao phải đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm?

Việc đăng ký thương hiệu thực phẩm thành công, là cách thức bảo vệ tối đa quyền của chủ sở hữu, đặc biệt là chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu do mình đã sáng tạo nên trên toàn quốc.
Một sản phẩm tốt, có thương hiệu sẽ giúp nâng tầm thương hiệu đó trên thị trường, khẳng định được tên tuổi và thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu và an tâm hơn khi sử dụng, từ đó tăng giá trị sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, với thương hiệu được bảo hộ chủ sở hữu có thể thực hiện các quyền tài sản để thu lợi nhuận như chuyển nhượng cho chủ thể khác.

Pháp luật quy định về đăng ký thương hiệu thực phẩm như thế nào?

Đăng ký thương hiệu cho thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thương hiệu cho dòng sản phẩm thực phẩm nhất định lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây là Cục Sở hữu trí tuệ để thực hiện việc xem xét và cấp Văn bằng bảo hộ cho thương hiệu thực phẩm đó.

Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu thực phẩm có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về thời hạn của Giấy chừng nhận đăng ký nhãn hiệu như sau: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.